Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua 3 vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, nhưng chỉ một vấn đề được thông qua.

Quốc hội 'dùng dằng' trước các phương án đối với dự luật về rượu bia

Nam Phong | 03/06/2019, 16:58

Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua 3 vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, nhưng chỉ một vấn đề được thông qua.

>>Dự thảo Luật phòngchống tác hại rượubia: Luật cần đứng về phía nhân dân chứ không phải nhóm lợi ích

>>Kiểm soát quảng cáo rượubia là cần thiết

Chiều 3.6, Quốc hội đã xin ý kiến đại biểu về 3 vấn đề còn ý kiến khác nhau của Luật Phòngchống tác hại của rượubia trước khi hoàn thiện luật, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.

Trước đó, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi đến các đại biểu 3 nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật để các đại biểu nghiên cứu, lựa chọn phương án bằng hệ thống điện tử.

Nội dung thứ nhất là quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông (khoản 8 điều 5 của dự thảo luật).

Nội dung này hiện có 2 phương án. Một là cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Hai là cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn.

Nội dung thứ 2được lấy ý kiến là quy định về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ tại, quy định tại điều 5 của dự thảo luật. Hai phương án được đưa ra là bổ sung quy định thời gian cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ từ 22 giờđến 8 giờsáng hôm sau; hoặc không quy định về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ.

Nội dung cuối cùng là quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình (điểm c khoản 3 điều 12 của dự thảo luật). Nội dung này có 2 phương án: Phương án 1 là quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 18 giờđến 21 giờhằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em.

Phương án 2, quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 19 giờđến 20 giờ hằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em.

Qua biểu quyết của các đại biểu có mặt tại hội trường (440 đại biểu), nhóm nội dung đầu tiên là quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông khi tham gia giao thông. Cả 2 phương án đều không nhận được sự tán thành quá bán của đại biểu quốc hội.

Cụ thể, với phương án 1 trong nhóm nội dung thứ nhất là cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn chỉ nhận được 48,76% số đại biểu có mặt tán thành.

Đối với phương án 2, cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông cũng chỉ nhận được dưới 50% số đại biểu tán thành.

Sau khi các đại biểu nhấn nút biểu quyết, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nói “quyết định vấn đề liên quan đến hành vi của con người rất khó khăn”. Ngay sau đó, các đại biểu Bùi Sỹ Lợi và Nguyễn Thanh Hồng xin có ý kiến. Hai đại biểu cho biết một số đại biểu “nhầm lẫn giữa các phương án”, do đó đề xuất cho biểu quyết lại phương án 1.

206 đại biểu phản đối quy định "uống rượu không được lái xe" trong dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượubia

Quốc hội đã đồng ý biểu quyết lại phương án 1 về quy định “đã uống rượu bia không được điều khiển phương tiện giao thông”. Tuy nhiên, kết quả là... số phiếu đại biểu tán thành giảm xuống chỉ còn 44,21%.

Về nội dung quy định về việc hạn chế thời gian bán rượubia để tiêu dùng tại chỗ tại, quy định tại điều 5 của dự thảo luật.

Phương án 1là quy định thời gian cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ từ 22 giờđến 8 giờsáng hôm sau. Ủng hộ phương án này có 224/440 đại biểu có mặt, chiếm 46,28%.

Phương án 2, không quy định về việc hạn chế thời gian bán rượubia để tiêu dùng tại chỗ. Đáng nói, phương án này cũng không nhận được quá bán số phiếu của đại biểu quốc hội (44,21%).

Điều hành phiên làm việc, Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nói: “Nội dung này cũng không có phương án nào quá 50% để ghi trong luật”.

Tới nội dung cuối cùng là quy định khung thời gian không được quảng cáo rượubia trên báo nói, báo hình. Kết quả, có 72,52% tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết cho phương án 1.Phương án 1 của dự thảo luật quy định khung thời gian không được quảng cáo rượubia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 18 giờđến 21 giờ hằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em.

Như vậy, trong 3 vấn đề được đưa ra lấy ý kiến chỉ có quy định về khung thời gian không được quảng cáo rượubia trên báo nói, báo hình là nhận được sự nhất trí cao.

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nói: “Với 3 nội dung xin ý kiến, thực sự Quốc hội rất dân chủ, cân nhắc thận trọng, khẳng định không có thế lực nào, nhóm lợi ích nào tác động vào quyết định ngày hôm nay”.

Theo quy định, nếu cả 2 phương án đều không nhận được sự đồng ý của đa số đại biểu (trên 50%), Quốc hội sẽ phải tiếp tục tiếp thu, giải trình cho phù hợp.

Dự kiến, toàn bộ dự án Luật Phòng chống tác hại của rượubia sẽ được thông qua vào ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp (14.6).

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội 'dùng dằng' trước các phương án đối với dự luật về rượu bia