Ngày 20.11, VP UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết trước việc báo điện tử Một Thế Giới phản ánh, hồ thủy lợi An Mã lớn nhất tỉnh Quảng Bình có dung tích 64 triệu mét khối bị lấn chiếm thượng nguồn lòng hồ như xây đập bê tông cốt thép, làm đường đi dạo vào đảo giữa lòng hồ, chặn nhiều dòng suối... ảnh hưởng nguồn cung cấp nước vào hồ. Huyện đã có chỉ đạo tháo dỡ tường bê tông cốt thép, tuy nhiên việc tháo dỡ chỉ làm cho có, các dòng suối vẫn bị chặn.

Quảng Bình: Tháo dỡ các lấn chiếm hồ thủy lợi An Mã vẫn tình trạng... làm cho có!

Quốc Nam | 20/11/2018, 16:50

Ngày 20.11, VP UBND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết trước việc báo điện tử Một Thế Giới phản ánh, hồ thủy lợi An Mã lớn nhất tỉnh Quảng Bình có dung tích 64 triệu mét khối bị lấn chiếm thượng nguồn lòng hồ như xây đập bê tông cốt thép, làm đường đi dạo vào đảo giữa lòng hồ, chặn nhiều dòng suối... ảnh hưởng nguồn cung cấp nước vào hồ. Huyện đã có chỉ đạo tháo dỡ tường bê tông cốt thép, tuy nhiên việc tháo dỡ chỉ làm cho có, các dòng suối vẫn bị chặn.

Theo ông Nguyễn Văn Vương, trưởng phòng NN&PTNT tỉnh Quảng Bình thìđối tượng xây dựng trái phép là Dương Anh Tính đã dùng máy xúc đập phá tường ngăn lòng hồ.

Tuy nhiên, đoạn bê tông kiên cố gần mặt hồ không bị phá đi mà vẫn để vậy. Riêng con đường được đắp cao trái phép, ông Vương lý giải đóđường cũ, dân đắp mới để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, theo tìm hiểu từ người dân phản ánh, việc đắp cao đường ra đảo giữa hồ là do ông Lê Văn Thanh và bà Trần Thị Ý Nhi, thường trú tại 125, Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5, TP. Hồ Chí Minh bỏ tiền thuê một người tên Công đứng ra điều hành nhằm vào 2 khu thờ tự tự phát trong khu vực biên giới trên đảo, giữa lòng hồ một cách trái phép.

Được biết, 2 cái miếu này được xây dựng ngang nhiên từ năm 2005, năm 2010 có sơn phết màu mè lên. Tại công văn của phòng TN-MT số 325/TNMT ký ngày 5.7.2017 có nội dung: “Ngày 16.5.2017, Phòng TN-MT tổ chức buổi làm việc liên quan đến việc san ủi, cải tạo đất rừng sản xuất của hộ ông Lê Văn Thanh và bà Trần Thị Ý Nhi, thường trú tại 125 Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5, TP.HCM. Người được giao trực tiếp sử dụng các thửa đất của ông Thanh là ông Lê Minh Công (thôn An Mã, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy)”. Phòng TN-MT yêu cầu ông Thanh trả lại hiện trạng đất rừng bị san ủi với ý định làm nhà tâm linh, riêng khu vực tự ý đắp đất cao hơn 10m với diện tích 500m2cũng bị yêu cầu trả lại mặt bằng trong thời hạn 15 ngày, bắt đầu từ ngày 16.5.2017.

Tuy nhiên từ đó đến nay, theo báo cáo của UBND xã Thái Thủy, ông Thanh chưa trả lại hiện trạng đất. Công văn số 325 yêu cầu: “Đến ngày 15.7.2017 nếu không trả lại hiện trạng đất ban đầu, Phòng TN-MT đề nghị UBND huyện thu hồi theo Luật Đất đai”. Nhưng đến thời điểm này, vị trí đất đổ trái phép trong khu vực biên giới hồ vẫn không được trả lại mặt bằng,Phòng TN-MT vẫn không có chế tài mạnh với chủ đất khiến tình hình thêm phức tạp.

Bà Trần Thị Ngọc Trâm, trưởng phòng TN - MT huyện Lệ Thủy cho hay: “Chừ mình không có bản đồ địa hình, chỉ có bản đồ địa chính, do đó mình không biết chính xác độ cao của nó là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo quản lý của xã và người dân họ thừa nhận thì mình yêu cầu lập biên bản như rứa, chứ thực ra hiện trạng ban đầu thì không có bản đồ địa hình để xác định”.

Tuy nhiên văn bản số 325 do bà Trâm ký có ra tối hậu thư: “Đến ngày 15.7.2017 nếu không trả lại hiện trạng đất ban đầu, Phòng TN-MT đề nghị UBND huyện thu hồi theo Luật Đất đai”. Từ đó, chỗ đất làm sai ấy vẫn không bị xử lý như công văn 325.

Quốc Nam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quảng Bình: Tháo dỡ các lấn chiếm hồ thủy lợi An Mã vẫn tình trạng... làm cho có!