Ấn Độ trong tháng này vừa tăng thuế với 28 hàng hóa Mỹ nhằm đáp trả việc chính quyền Washington bãi bỏ ưu đãi miễn thuế cho sản phẩm nhôm - thép Ấn Độ. Tổng thống Donald Trump ngày 27.6 đề nghị giới chức New Delhi rút lại thuế quan trả đũa.

Quan hệ thương mại Mỹ - Ấn chuyển biến xấu

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 28/06/2019, 08:48

Ấn Độ trong tháng này vừa tăng thuế với 28 hàng hóa Mỹ nhằm đáp trả việc chính quyền Washington bãi bỏ ưu đãi miễn thuế cho sản phẩm nhôm - thép Ấn Độ. Tổng thống Donald Trump ngày 27.6 đề nghị giới chức New Delhi rút lại thuế quan trả đũa.

“Tôi mong muốn được nói chuyện với Thủ tướng Narendra Modi về chuyện Ấn Độ thời gian qua đánh thuế cao hàng Mỹ, gần đây lại tăng thêm. Điều này là không thể chấp nhận, thuế quan phải bị rút lại”, Tổng thống Trump viết trên Twitter.

Bác bỏ chỉ trích nêu trên, vài nguồn tin trong chính quyền quốc gia Nam Á lưu ý rằng thuế quan Ấn Độ không hề cao so với nhiều nước đang phát triển khác, đồng thời nhấn mạnh mức thuế Mỹ áp đặt cao hơn nhiều.

Dòng đăng của Tổng thống Trump có nguy cơ làm suy yếu nỗ lực giảm căng thẳng thương mại song phương mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vừa cố gắng thực hiện. Gặp Thủ tướng Modi trước đó, ông Pompeo nhấn mạnh hai nước là “bạn bè có thể giúp đỡ nhau trên trường quốc tế”.

Ngoại trưởng Mỹ vừa công du Ấn Độ, cố gắng xoa dịu căng thẳng thương mại - Ảnh: India Today

Nhà lãnh đạo Washington từng nhiều lần gây sức ép buộc Ấn Độ tìm cách giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Tháng 5 trước, Tổng thống Trump thông báo chấm dứt ưu đãi dành cho doanh nghiệp Ấn theo chương trình Hệ thống Ưu đãi phổ cập (GSP).

Giới chức New Delhi vào giữa tháng 6 quyết định tăng thuế lên tới 120% đánh vào hàng loạt mặt hàng Mỹ, tuy nhiên họ liên tục trì hoãn kế hoạch để hai bên đàm phán.

Không chỉ vấn đề thặng dư thương mại, Mỹ còn tức giận vì Ấn Độ đột ngột ban hành các quy định thương mại điện tử mới. Chính quyền Mỹđánh giá đây là động thái bảo hộ mang mục đích giúp thương nhân nội địa đối phó đối thủ từ nước ngoài(Walmart, Amazon,…).

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Toan tính của Mỹ khi điều ‘pháo đài bay’ B-52 gần biên giới Nga
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan hệ thương mại Mỹ - Ấn chuyển biến xấu