Ngày 25.10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đến Bắc Kinh thực hiện chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày, vào lúc quan hệ song phương ấm lên mà những năm trước đã ngỡ là không thể có được do vụ tranh chấp chủ quyền đảo trên biển Hoa Đông.

Quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc sẽ tan băng mạnh mẽ?

Trần Trí | 24/10/2018, 15:29

Ngày 25.10, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đến Bắc Kinh thực hiện chuyến thăm Trung Quốc 3 ngày, vào lúc quan hệ song phương ấm lên mà những năm trước đã ngỡ là không thể có được do vụ tranh chấp chủ quyền đảo trên biển Hoa Đông.

Quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á bị suy thoái nghiêm trọng từ năm 2012, khi chính phủ Nhật “quốc hữu hóa” nhóm đảo Senkaku, nơi mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư.

Động thái này đã khiến nhiều thành phố Trung Quốc biểu tình phản đối và được xem là có sự phê chuẩn chính thức của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh, buộc một số công ty Nhật phải tạm thời đóng cửa các cơ sở làm ăn ở Trung Quốc.

Vụ tranh chấp cũng tác động đến việc Nhật đầu tư vào Trung Quốc, trong khi cảnh sát biển Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng đảo tranh chấp.

Nhưng theo báo Guardian ngày 24.10, bất chấp vụ tranh chấp này cùng lịch sử chiến tranh của Nhật, việc Nhật - Trung đều lo ngại chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giúp mở đường cho cuộc gặp thượng đỉnh ngày 26.10, giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Thủ tướng Abe.

Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên từ 7 năm nay của một nhà lãnh đạo Nhật, và các quan chức nói chuyến thăm của ông Abe sẽ đẩy quan hệ song phương vào “quỹ đạo mới”, khi hai nước kỷ niệm 40 năm ngày ký một thỏa thuận hòa bình và hữu nghị. Có 500 lãnh đạo doanh nghiệp tháp tùng chuyến đi của ông Abe.

Theo Guardian, tại cuộc nói chuyện, hai vị chủ - khách Tậpvà Abe sẽ không đề cập vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo, thay vào đó sẽ chú trọng hợp tác kinh tế thân cận hơn, với Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật.

Kinh tế Trung Quốc hiện bị tác độngbởi cuộc chiến thương mại với Mỹ, nên nước này đang sốt ruột thu hút thêm nguồn đầu tư từ Nhật.

Trong khi đó, Nhật rất muốn phòng chặn bất kỳ tổn thất nào cho nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của mình, vì tổn thất đó có thể là hậu quả từ việc kinh tế Trung Quốc bị giảm tốc kéo dài.

Hãng thông tấn Kyodo News dẫn lời một quan chức chính phủ Nhật: “Chúng tôi không muốn chứng kiến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây tổn thất cho hệ thống quốc tế”.

Tuy nhiên, Thủ tướng Abe cũng muốn bảo đảm việc quan hệ kinh tế với Trung Quốc không làm lãnh đạo Mỹ phật ý. Ông Trump đã áp thuế lên thép và nhôm Nhật xuất khẩu, đồng thời dọa cũng sẽ áp thuế với cả xe con và linh kiện xe con của Nhật.

Dù vậy, các nhà phân tích cho rằng chính sách bảo hộ thương mại của ông Trump có thể đẩy Nhật - Trung phát triển quan hệ thân cận hơn.

Bà Kristin Vekasi, một giáo sư khoa chính trị ở Đại học bang Maine (Mỹ) và là một chuyên gia về quan hệ Nhật- Trung, nói: “Xem ra cuộc chiến thương mại với Mỹ đã giúp ghép đôi hai phía Nhật - Trung lại với nhau. Theo đó, họ thật sự cùng phe... và nếu Nhật tách khỏi Mỹ vì bị giảm cơ hội kinh tế, thì có tiềm năng Nhật lập quan hệ thân cận hơn với Trung Quốc”.

Nhưng các nhà phân tích khác nói chuyến thăm của ông Abe khó thể có được một sự đột phá ngoại giao nào. Dali Yang, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc thuộc Đại học Chicago, nói: “Không có lý do nào để tin chỉ một chuyến đến Bắc Kinh của ông Abe sẽ đem đến một quan hệ Trung - Nhật tầm cao”.

Nhật đã phát thông điệp về kế hoạch lập quan hệ kinh tế song phương lên tầm cao mới, tuyên bố kết thúc sự hỗ trợ phát triển chính thức cho Trung Quốc. Chương trình này kéo dài 40 năm qua, trị giá 3, 65 ngàn tỉ Yen (32, 3 tỉ USD). Các quan chức ở Tokyo nói sự hỗ trợ kinh tế này đã “hoàn thành nhiệm vụ” giúp kinh tế Trung Quốc chuyển mình.

Theo Guardian, trong khi các ông Tâp - Abe sẽ bàn khả năng cùng đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các nước khác trong khu vực, các quan chức Nhật tránh nói về khả năng ông Abe sẽ ký tham gia chương trình Một Vành Đai Một Con Đường (BRI) do ông Tập khởi xướng.

Dự kiến hai nhà lãnh đạo Trung - Nhật cũng sẽ đồng ý về một loạt giải pháp nhỏ mang tính biểu tượng, gồm cho sở thú Nhật mượn gấu trúc Panda của Trung Quốc, và nối lại việc tàu chiến mỗi bên thăm cảng của nhau (sau 7 năm gián đoạn).

Giới truyền thông Nhật đưa tin Thủ tướng Abe cũng sẽ đề nghị lãnh đạo Trung Quốc dỡbỏ lệnh cấm nhập khẩu thức ăn từ thành phố Fukushima của Nhật. Bắc Kinh đã ban lệnh cấm này, sau khi xảy ra vụ rò rỉ phóng xạtừ lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima.

Bích Ngọc (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc sẽ tan băng mạnh mẽ?