Cuộc đàm phán thương mại giữa Tổng thống Mỹ D.Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa diễn ra vào cuối tuần trước có vẻ làm dấy lên hy vọng cho một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến thuế quan xuyên Thái Bình Dương. Nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu, thỏa thuận thực tế chỉ là để tránh đổ vỡ về quan hệ chứ không phải là đột phá.

Quan hệ kinh tế Mỹ-Trung sau cuộc 'đình chiến thương mại': Khó có bước ngoặt

04/12/2018, 05:58

Cuộc đàm phán thương mại giữa Tổng thống Mỹ D.Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa diễn ra vào cuối tuần trước có vẻ làm dấy lên hy vọng cho một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến thuế quan xuyên Thái Bình Dương. Nhưng theo nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu, thỏa thuận thực tế chỉ là để tránh đổ vỡ về quan hệ chứ không phải là đột phá.

Dự báo hai nhà lãnh đạo sẽ có cuộc đàm phán căng thẳng - Ảnh: Tehran Times

Được biết sau cuộc gặp của 2 vị lãnh đạo, Trung Quốc và Mỹ sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán về "thay đổi cơ cấu" trong các hoạt động của Trung Quốc, bao gồm việc ép chuyển giao công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các hàng rào phi thuế quan, xâm nhập và ăn cắp an ninh mạng, dịch vụ và nông nghiệp. Hai chính phủ nỗ lực kết thúc đàm phán trong 90 ngày và nếu không hoàn thành trong thời gian này thì thuế với 200 tỉ USD hàng hóa sẽ tăng lên 25% từ mức 10% hiện nay.

Nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ thực hiện những thay đổi cơ bản đối với hệ thống kinh tế của mình trong các cuộc đàm phán kéo dài 90 ngày. Nhưng ngay cả khi điều đó xảy ra, và các mức thuế của Mỹ được dỡ bỏ, những trở ngại khác đối với hàng hóa và vốn tự do sẽ vẫn còn.

Dù vậy, theo nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu, thỏa thuận thực tế chỉ là để tránh đổ vỡ về quan hệ chứ không phải là đột phá. Hai bên còn khoảng cách quá xa trong các vấn đề căn bản như tiếp cận thị trường và chính sách thương mại và không bên nào có ý muốn nhượng bộ dẫn đến tình hình quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ không ngừng biến động.

Thỏa thuận lớn này đã làm thay đổi mối quan hệ kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh trong gần hai năm kể từ khi ông Trump bắt đầu thực hiện cải cách chính sách thương mại đầu tiên của mình, và nó không thể dễ dàng bị bỏ rơi.

Các biểu thuế leo thang song song với việc kiểm soát xuất khẩu và đầu tư chặt chẽ hơn đã làm rung chuyển các quan chức chính phủ Trung Quốc và các nhà điều hành kinh doanh toàn cầu. Các nhà phân tích thương mại, các nhà điều hành kinh doanh và các cựu quan chức chính phủ chỉ ra rằng Bắc Kinh đang đẩy mạnh những nỗ lực để không phụ thuộc vào Mỹ bởi sự biến động khó lường có thể xảy ra trong tương lai. Bằng chứng là việc áp đặt thuế quan của ông Trump lên hơn 250 tỉ đô la đối hàng hóa Trung Quốc đã khiến Trung Quốc phải trả đũa bằng cách mua đậu nành từ Brazil thay vì mua từ các bang Indiana hoặc Iowa của Mỹ.

Sự trở lại của Tổng thống Trump đối với một thỏa thuận thương mại mới ở Bắc Mỹ, mà ông đã ký kết cùng với các nhà lãnh đạo Mexico và Canada, nhấn mạnh sự “không lường trước" của Mỹ.

Hiện nay, Mỹ đang có nhiều động thái hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào Thung lũng Silicon qua việc lên kế hoạch thiết lập giới hạn mới, thắt chặt kiểm soát xuất khẩu và ngăn chặn các công ty công nghệ cao của Trung Quốc. Bộ Thương mại Mỹ tháng trước cũng đã bắt đầu soạn thảo các quy định để hạn chế xuất khẩu các công nghệ tiên tiến, bao gồm robot, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.

Các quan chức Mỹ cho rằng nhu cầu tiếp cận thị trường lớn hơn đối với các công ty nước ngoài sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Trung Quốc. Nhưng các khiếu nại về quản lý đối với các khoản trợ cấp của Trung Quốc đối với các công ty công nghệ và các giới hạn về sở hữu nước ngoài của các liên doanh đe dọa mô hình kinh tế của Bắc Kinh.

Trong hơn một thập niên qua, các công ty sản xuất lớn của Mỹ đã rất phụ thuộc vào nguồn nhân công giá rẻ của Trung Quốc để cho ra các sản phẩm như iPhone, quần áo, linh kiện, máy móc phục vụ cho công nghiệp...

Ông Charles W. Freeman Jr, một nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ cho biết: “Việc các doanh nghiệp Mỹ ngưng phụ thuộc vào các ngành công nghiệp sản xuất của Trung Quốc sẽ tăng lên đáng kể trong thời gian tới. Các công ty Mỹ ở Trung Quốc sẽ cố gắng chuyển một số mô hình sản xuất của họ sang Việt Nam hoặc các nền kinh tế có chi phí lao động thấp hơn”.

Trong các cuộc đàm phán thương mại trước đó, Trung Quốc đã khăng khăng đòi Mỹ đáp ứng những yêu cầu của mình, bao gồm cả các biện pháp kiểm soát xuất khẩu lỏng lẻo hơn cùng với một chế độ đầu tư lỏng lẻo hơn. Mỹ đang di chuyển theo hướng hoàn toàn trái ngược với Trung Quốc, và không giống như thuế quan, các quy định mới này sẽ không được đưa ra và cho phép.

Trở về từ Washington sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G.20, Tổng thống Trump tuyên bố với các phóng viên trên chiếc Air Force One rằng Mỹ sẽ rút khỏi khỏi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Ông cho biết thêm: "Tôi sẽ chấm dứt việc này trong khoảng thời gian sớm thôi bởi đó là một thảm họa cho Mỹ. Nó đã gây ra cho chúng tôi một số lượng lớn người thất nghiệp và nhiều mất mát đáng kể cho các doanh nghiệp Mỹ”. Động thái này cho thấy ông Donald Trump đang cố gắng thực thi các chính sách thương mại "cứng rắn" để tái thiết lại nước Mỹ.

Hoàng Vũ (theo The Washingtonpost)

Bài liên quan
Doanh số smartphone nước ngoài ở Trung Quốc giảm gần 45% vào tháng 10, Apple thêm khó khăn vì dòng Huawei Mate 70
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan hệ kinh tế Mỹ-Trung sau cuộc 'đình chiến thương mại': Khó có bước ngoặt