Các cuộc tấn công của máy bay quân đội Myanmar vào bang Karen và Kachin gieo rắc nỗi kinh hoàng vào các thành trì nhóm vũ trang dân tộc chống đảo chính.

Quân đội Myanmar dùng chiến đấu cơ Nga ném bom các nhóm phiến quân gần biên giới với Trung Quốc, Thái Lan

Nhân Hoàng | 15/04/2021, 17:54

Các cuộc tấn công của máy bay quân đội Myanmar vào bang Karen và Kachin gieo rắc nỗi kinh hoàng vào các thành trì nhóm vũ trang dân tộc chống đảo chính.

quan-doi-myanmar-dung-chien-dau-co-nga-nem-bom-lien-tuc-cac-nhom-vu-trang-dan-toc(1).jpg
Myanmar đã mua từ Nga 30 máy bay chiến đấu phản lực MiG-29 (ảnh), 10 trực thăng chiến đấu Mi-24 và Mi-35P

Ba tuần qua, các máy bay phản lực do Nga sản xuất của quân đội Myanmar ném bom các thành trì của phiến quân dân tộc dọc biên giới nước này với Trung Quốc và Thái Lan. Trong những đêm khác, các nhân chứng cho biết trực thăng chiến đấu (cũng do Nga sản xuất) của quân đội Myanmar đã phá tan sự im lặng và làm bừng sáng bầu trời.

Ở miền bắc Myanmar, Quân đội Độc lập Kachin (KIA) đã gánh chịu gánh nặng của các cuộc tấn công ném bom trong tuần này, theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông địa phương.

Quân đội Myanmar đang sử dụng các lực lượng mặt đất và các cuộc không kích để chiếm lại Đồi Alaw chiến lược gần biên giới Trung Quốc ở bang Kachin, nơi bị KIA chiếm giữ vào tháng trước, trang The Irrawaddy đưa tin.

Việc quân đội Myanmar sử dụng hỏa lực hạng nặng như vậy ở các khu vực nông thôn do các nhóm vũ trang dân tộc khác nhau kiểm soát gửi thông điệp rõ ràng tới tất cả người sống ở đó: Họ đang nắm chính quyền và bất kỳ sự phản kháng nào với cuộc đảo chính ngày 1.2 đều bị đáp trả.

"Họ muốn chứng minh rằng có thể làm bất cứ điều gì và có thể ném bom ở bất cứ nơi nào mà người Karen sinh sống", nguồn tin thân cận với một lãnh đạo cấp cao của Liên minh Quốc gia Karen (KNU), cánh chính trị của Quân đội Giải phóng Quốc gia Karen (KNLA) - lâu đời nhất trong số 20 nhóm vũ trang dân tộc Myanmar.

"Dân thường cảm thấy bị khủng bố bởi các cuộc không kích", nguồn tin nói với trang Nikkei từ lãnh thổ do KNU nắm giữ gần biên giới Myanmar - Thái Lan.

quan-doi-myanmar-dung-chien-dau-co-nga-nem-bom-lien-tuc-cac-nhom-vu-trang-dan-toc3(1).jpg
Những người tị nạn Karen chờ đợi tại bờ sông Salween ở Mae Hong Son, Thái Lan vào ngày 29.3 sau khi chạy trốn khỏi Myanmar vì các cuộc không kích của quân đội

Việc sử dụng vũ lực mạnh vào các khu vực do phiến quân trấn giữ làm tăng thêm một chiến dịch ngày càng tàn bạo do quân đội và Thượng tướng Min Aung Hlaing tiến hành nhằm trấn áp cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại cuộc đảo chính. Hơn 700 người đã bị giết bởi lực lượng an ninh, theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị - mạng lưới giám sát nhân quyền địa phương. Con số này bao gồm các nạn nhân chết vì các cuộc không kích.

Nguồn tin KNU cho biết các cuộc không kích kéo dài hơn hai ngày vào cuối tháng trước "đánh dấu một bước ngoặt mới từ cuộc chiến xung đột nội bộ, nơi giao tranh ở khu vực Karen được giới hạn thành xung đột trên bộ". Người này thừa nhận quy mô của cuộc không kích đã khiến KNU bất ngờ, đề cập đến các chiến đấu cơ và trực thăng vũ trang tấn công lần đầu trong đêm 27.3, sau đó tiếp tục quay trở lại những ngày tiếp theo.

Các cuộc không kích nhằm đáp trả việc lực lượng KNLA tràn qua một tiền đồn quân sự vào Ngày Lực lượng Vũ trang (27.3), giết chết 10 binh sĩ. Cũng trong ngày đó, quân đội Myanmar đã giết chết 114 người biểu tình.

Cuộc không kích đêm 27.3 có sự tham gia của hai máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang, tấn công một khu vực rộng lớn, nơi sinh sống của dân làng Karen. Sáng hôm sau, 4 máy bay phản lực quân sự đã quay trở lại các ngôi làng vắng vẻ, buộc hàng ngàn dân thường phải chạy trốn.

Các máy bay đã "thả 9 quả bom và bắn súng tự động", Mạng lưới Hỗ trợ Hòa bình Karen (nhóm nhân đạo) thông báo.

Các nhà phân tích cho rằng việc quân đội Myanmar chuyển hướng sang sức mạnh không quân để đánh bại sự phản kháng ở các khu vực dân tộc có phạm vi rộng lớn hơn.

Quân đội Myanmar đang nói với KNU "quay lưng lại với luận điệu chống đảo chính và sự ủng hộ Ủy ban đại diện Hạ viện Myanmar (CRPH) của các nhà lập pháp dân cử bị lật đổ - đã bắt đầu hình thành, theo Mary Callahan, Giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Washington ở Mỹ. Song, quân đội Myanmar cũng nằm trong tầm ngắm của các tổ chức vũ trang dân tộc khác, Mary Callahan cho biết thêm.

Bà Mary Callahan nói: “Việc leo thang các cuộc không kích là thông điệp gửi tới họ rằng các cuộc biểu tình ở trung tâm Myanmar không nên được coi là dấu hiệu cho thấy quân đội đang suy yếu. Nó cũng có thể là lời nhắc nhở cho những người lính bộ binh trong quân đội Myanmar rằng chính quyền hậu thuẫn cho họ".

Sự phẫn nộ kéo dài của công chúng chống lại cuộc đảo chính đã đưa các nhóm vũ trang dân tộc vào vòng chính trị. Sức mạnh tổng hợp của họ ước tính có khoảng 100.000 quân có vũ trang. Quân đội Myanmar có 350.000 trong hàng ngũ, thứ hai ở Đông Nam Á.

Không có gì ngạc nhiên khi các nhà phân tích an ninh và ngoại giao vẫn theo dõi các tuyên bố từ quý này, bao gồm cả quyết định của 10 nhóm ly khai phá bỏ hiệp ước đàm phán ngừng bắn đã chấm dứt hàng thập kỷ xung đột. Song không phải tất cả lực lượng dân quân có vũ trang đều đi theo con đường mới nhất của KIA và KNU để khởi động lại các cuộc nổi dậy.

Một nhà ngoại giao châu Á cho biết các cuộc không kích có thể làm trì hoãn phản ứng quân sự thống nhất từ ​​các phiến quân dân tộc thiểu số, chỉ ra sức mạnh hỏa lực vượt trội mà quân đội có được với họ.

Nhà ngoại giao nói với trang Nikkei: “Không có hồ sơ nào về việc các tổ chức vũ trang dân tộc (EAO) có vũ khí phòng không. Quân đội Myanmar có ưu thế trên không và lợi thế tâm lý".

Ngoại lệ duy nhất là Quân đội United Wa State (UWSA), lực lượng vũ trang dân tộc lớn nhất và được trang bị tốt nhất để kiểm soát thành trì của họ với ước tính 25.000 quân dọc theo biên giới Myanmar - Trung Quốc.

Nhà ngoại giao này cho biết UWSA có các tên lửa phòng không do Trung Quốc cung cấp trong kho vũ khí, nhưng "Trung Quốc đã bán chúng với điều kiện không được trao cho EAO khác". UWSA hiện tại đã ở trên cả tình trạng bất ổn sau cuộc đảo chính.

John Blaxland, Giáo sư nghiên cứu tình báo và an ninh quốc tế tại Đại học Quốc gia Úc có trụ sở tại Canberra, nói: “Trung Quốc được biết là tích cực hỗ trợ Quân đội Bang Wa từ tỉnh Vân Nam nước này và do đó quân đội Myanmar hành động thận trọng xung quanh họ. Các nhóm vũ trang dân tộc khác phải đối mặt với những hạn chế trong việc cung cấp vũ khí”.

Ưu thế trên không của quân đội Myanmar đã được mở rộng nhờ các hợp đồng mua bán vũ khí với Nga. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, tổ chức tư vấn của Thụy Điển chuyên theo dõi hoạt động buôn bán vũ khí toàn cầu, cho biết Myanmar đã tìm đến Nga chủ yếu để mua máy bay chiến đấu và trực thăng. Quân đội Myanmar đã mua 30 máy bay chiến đấu MiG-29 và 10 máy bay trực thăng chiến đấu Mi-24, Mi-35P, đang chờ bàn giao 6 chiến đấu cơ Sukhoi-30 mới.

quan-doi-myanmar-dung-chien-dau-co-nga-nem-bom-lien-tuc-cac-nhom-vu-trang-dan-toc333.jpg
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar - Thượng tướng Min Aung Hlaing chủ trì cuộc duyệt binh nhân Ngày Lực lượng Vũ trang ở Thủ đô Naypyitaw 27.3

Đợt mua sắm của quân đội Myanmar diễn ra khi Thống tướng Min Aung Hlaing đã vun đắp mối quan hệ quốc phòng với Nga trong thập kỷ qua để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc, nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Myanmar. Cũng như Trung Quốc, Nga giữ quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Các nhà phân tích nói rằng quan hệ gia tăng với Nga sẽ giúp quân đội mở rộng các lựa chọn quốc phòng và ngoại giao.

Lần trước đó các máy bay chiến đấu phản lực Nga được sử dụng là trong cuộc xung đột giữa quân đội Myanmar và Quân đội Arakan, nhóm phiến quân dân tộc hoạt động ở phía tây Bang Rakhine, vào năm 2019 và một thỏa thuận ngừng bắn xảy ra cuối năm 2020.

"Đối mặt với môi trường mặt đất cực kỳ thù địch, quân đội Myanmar đang sử dụng đáng kể pháo binh và không quân hạng nặng, bao gồm trực thăng và máy bay cánh cố định, để đẩy lùi các cuộc tấn công của Quân đội Arakan", International Crisis Group, tổ chức tư vấn có trụ sở tại Brussels, tiết lộ trong báo cáo năm ngoái về cuộc xung đột.

Khi đối mặt với sự bất bình chống đảo chính ở các khu vực dân tộc của đất nước, nơi sinh sống của 1/3 dân số cả nước, quân đội Myanmar không loại trừ các chiến thuật đã được thử nghiệm khác, chẳng hạn như sử dụng các nhóm vũ trang thay cho mình.

Một cuộc đụng độ ở khu vực Sagaing, gần biên giới Myanmar - Ấn Độ, trong tháng này đã phơi bày liên minh này.

Theo các nguồn tin tình báo quân sự châu Á, quân đội Myanmar đã nhờ nhóm phiến quân ly khai hoạt động ở Ấn Độ có tên Meitei băng qua biên giới, xông vào trại biểu tình chống đảo chính và tấn công bằng vũ khí tự động, dẫn đến 12 thường dân thiệt mạng.

"Đó là một thỏa thuận được thực hiện bởi chỉ huy địa phương quân đội Myanmar. Các chỉ huy địa phương khác cũng đang cố gắng dùng cách tiếp cận tương tự với các nhóm vũ trang ở khu vực dân tộc khác để đối phó với việc chống đảo chính đang lan rộng", một nguồn tin tình báo nói với Nikkei.

Bài liên quan
Kinh tế Myanmar suy yếu đáng ngại, quân đội vẫn thu hàng chục triệu USD nhờ bán đá quý
Dữ liệu mới làm nổi bật khả năng Myanmar có thể trượt sâu hơn vào nghèo khó.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân đội Myanmar dùng chiến đấu cơ Nga ném bom các nhóm phiến quân gần biên giới với Trung Quốc, Thái Lan