Bộ trưởng Năng lượng Qatar cho biết việc nước này rút khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ có hiệu lực vào tháng 1.2019.

Qatar tuyên bố rời OPEC sau 57 năm gắn bó

Anh Tú | 04/12/2018, 07:15

Bộ trưởng Năng lượng Qatar cho biết việc nước này rút khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ có hiệu lực vào tháng 1.2019.

Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Sherida al-Kaabi vừa tuyên bố gây chấn động thế giới: Qatar sẽ rút khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Quyết địnhrời bỏ khối gồm 15 nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới cũng đã được xác nhận bởi Qatar Petroleum, công ty dầu mỏ quốc gia, hôm 3.12.

Phát biểu trong một cuộc họp báo tại thủ đô Doha, Bộ trưởng al-Kaabi nói: "Quyết định rút chân (khỏi OPEC) của Qatar chỉnhằm tập trung nỗ lực vào kế hoạch phát triển và gia tăng sản lượng khí tự nhiên từ 77 triệu tấn mỗinăm lên 110 triệu tấn trong những năm tới".

Bộ trưởng Al-Kaabi nói tuyên bố này hoàn toàn xuất phát từ động cơ kinh doanh chứ không phải vì những căng thẳng ngoại giao giữa Qatar và các nước trong khu vực. Báo chí trích lời ông Al-Kaabi nói: "Chúng tôi chỉ là một thành viên nhỏ trong OPEC, và tôi là một doanh nhân, tôi không tập trung vào những thứ không phải là thế mạnh của chúng tôi, trong khi chúng tôi lại có thế mạnh ở lĩnh vực khí đốt. Bởi vậy đó là lý do tại sao chúng tôi đã đưa ra quyết định này".

Qatarđã đưa ra quyết định rời OPEC sau 57 năm gắn bó chỉ vài ngày trước cuộc họp OPEC vào ngày 6.12. Theo báo chí Qatar, các quan chức nước này nói "việctrở thànhnước vùng Vịnh đầu tiênrút khỏi OPEC không liên quan gì đến việc các nước trong khu vực - Ả Rập Saudi, UAE, Ai Cập, Bahrain -phong tỏa Qatar" và họ đã suy nghĩ về nó trong vài tháng nay.

Đồng thời, họ cũng nói rằng nếu xác định rút khỏi OPEC, việc này phải được thực hiện trước khi kết thúc năm 2018. Do vậy, họ muốn làm điều này ngay bây giờ và minh bạch trước khi OPEC tiến hành cuộc họp ngày 6.12.

Trong 5 năm trở lại đây, lượng dầu mà Qatar sản xuất đã giảm dần từ khoảng 728.000 thùng/ngày trong năm 2013 xuống còn khoảng 607.000 thùng/ngày trong năm 2017, hoặc chỉ dưới 2% tổng sản lượng của OPEC.

Sheikh Hamad bin Jassim Al Thani, cựu Thủ tướng Qatar, gọi rút khỏi OPEC là một "quyết định khôn ngoan". "Tổ chức này đã trở nên vô dụng và không mang lại thêm gì cho chúng tôi", ông Sheikh Hamad đã viết trên Twitter. "Chúng chỉ được sử dụng cho các mục đích gây bất lợi với lợi ích quốc gia của chúng tôi".

Đầu tuần này, OPEC và Nga, những nước cùng sản xuất khoảng 40% lượng dầu trên thế giới, cho biết họ đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu mới để đảm bảo giá dầu không giảm quá nhiều trong những tháng tới.

Trong tháng 10, giá dầu chạm mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đâylà 86 USD, nhưng sau đó giá đã giảm xuống trở lại còn khoảng 60 USD một thùng.

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Qatar tuyên bố rời OPEC sau 57 năm gắn bó