PVN đề nghị xem xét điều chỉnh mức thuế nhập khẩu mặt hàng DO giảm về mức 7%, mặt hàng PP giảm về mức 0% cho xăng dầu Dung Quất.

PVN xin giảm thuế nhập khẩu cho xăng dầu Dung Quất

Một Thế Giới | 16/11/2015, 10:33

PVN đề nghị xem xét điều chỉnh mức thuế nhập khẩu mặt hàng DO giảm về mức 7%, mặt hàng PP giảm về mức 0% cho xăng dầu Dung Quất.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính đề nghị xem xét điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu áp dụng cho xăng dầu Dung Quất từ nay đến cuối năm.
Cụ thể, PVN đề nghị xem xét điều chỉnh mức thuế nhập khẩu mặt hàng DO giảm về mức 7%, mặt hàng PP giảm về mức 0%.
PVN cho rằng chênh lệch thuế suất thuế nhập khẩu hiện nay đang làm cho các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu chuyển sang mua các sản phẩm nhập khẩu có nguồn gốc từ các nước ASEAN để hưởng chênh lệch thuế. 
Việc này đã khiến xăng dầu của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất gặp khó trong khâu tiêu thụ. Do đó, PVN kiến nghị Chính phủ trong ngắn hạn cần xem xét điều chỉnh giảm mức thuế nhập khẩu để đảm bảo sản phẩm của nhà máy xăng dầu Dung Quất không bị dồn ứ.
Theo PVN, tập đoàn này kiến nghị những nội dung trên là dựa theo cam kết trong ASEAN, các hiệp định FTA và ATIGA. Vì vậy, Việt Nam cần phải thực hiện giảm thuế.
Theo cam kết trong ASEAN, thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng với xăng từ ASEAN là 20%, dầu DO là 5%, nhiên liệu phản lực (Zet A1) là 5%. Năm 2016, thuế nhập khẩu các mặt hàng dầu DO và Zet A1 các nước ASEAN sẽ về 0%.
Trong khi đó, thuế suất áp dụng cho xăng dầu Dung Quất lần lượt là: xăng 20%, dầu DO là 10%, nhiên liệu phản lực (Zet A1) là 10%.
Như vậy, tính toán cơ học có thể thấy giá thành sản phẩm dầu DO của Dung Quất cao hơn 5% so với hàng cùng chủng loại nhập từ Singapore hoặc Thái Lan (những nước xuất khẩu dầu DO cho Việt Nam).
Trong trường hợp này, PVN cho rằng giá hàng nội cao hơn hàng ngoại không phải là do giá thành sản xuất cao, công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều nhân công hay do năng lực sản xuất của nhà máy lọc dầu Dung Quất thấp kém... mà là do chính sách chưa theo kịp với lộ trình cam kết với các nước ASEAN.
Trước kiến nghị trên, PVN nhận định việc này là bình đẳng và sòng phẳng của thương mại tự do, không phải là những kiến nghị vượt khung với sự ưu đãi “đặc biệt”.
“Những chính sách mà Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đang được hưởng và có quyền hưởng như thuế thu nhập doanh nghiệp, một số ưu đãi khác trong lĩnh vực đầu tư… nằm trong chính sách của Chính phủ. 
Hoàn toàn không có sự “phân biệt đối xử”, không có sự “ưu ái”, hoàn toàn bình đẳng như các dự án khác. Nói như vậy để thấy rằng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất Dung Quất không có “đặc ân”, PVN nhấn mạnh.
Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PVN xin giảm thuế nhập khẩu cho xăng dầu Dung Quất