Doanh nghiệp nhà nước bị vạch ra hàng loạt yếu kém
Tài chính và đầu tư - Ngày đăng : 19:34, 22/07/2016
5tập đoàn, tổng công ty thua lỗ
Theo báo cáo của KTNN, năm 2015 có tới 5/38 tập đoàn, tổng công ty kinh doanh thua lỗ (riêng Tổng công ty Hàng hải - Vinalines lỗ 3.478,48 tỉ đồng)...
Đồng thời, một số tập đoàn, tổng công ty quản lý, sử dụng hàng tồn kho chưa hiệu quả, tồn kho lớn, ứ đọng, chậm luân chuyển, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa đúng quy định; không xây dựng quy chế quản lý vật tư, hàng hóa; kiểm kê hàng tồn kho chưa đầy đủ, một số đơn vị còn chi phí sản xuất kinh doanh dở dang nhưng không có nguồn bù đắp.
Báo cáo cho biếtvẫn còn tình trạng sử dụng tài sản sau đầu tư không hiệu quả gây lãng phí vốn, thua lỗ, mua sắm, thanh lý tài sản không đúng quy định. Nhiều đơn vị đầu tư không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, vốn góp của các đơn vị vào nhiều doanh nghiệp khác có tình trạng tài chính xấu, có nguy cơ ngừng hoạt động hoặc phải giải thể
“Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty có hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản còn dự án chậm tiến độ, dừng triển khai gây lãng phí vốn đầu tư; Hoạt động kinh doanh của nhiều tập đoàn, tổng công ty chủ yếu dựa vào vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, dẫn đến hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao” – báo cáo chỉ ra.
Chưa hết, các tập đoàn, tổng công ty cũng không phản ánh không đúng doanh thu, chi phí; Mobifone chưa thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến mãi, về xác định và báo cáo giá thành, giá cước dịch vụ viễn thông; Tổngcông tyDầu Việt Nam - Công ty TNHH một thành viênthuộc PVN kinh doanh xăng dầu chưa đúng quy định, áp dụng tỷ lệ hao hụt định mức trong bảo quản xăng dầu dự trữ quốc gia đã lạc hậu, không phù hợp.
Một số tập đoàn, tổng công ty chưa sử dụng hết diện tích đất đang quản lý, sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp, chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý, và chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính về đất.
Tái cơ cấu chậm tiến độ
Báo cáo cho hayđến hết tháng12.2014 mới có 319 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được sắp xếp lại, đạt 52% kế hoạch; số vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo giá trị sổ sách đã được thoái là 11.329 tỉ đồng, thu về 16.346 tỉ đồng, bằng 1,4 lần giá trị sổ sách.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý đáp ứng yêu cầu thực tế thực hiện đề án tái cơ cấu,song việc thực hiệnchưa đáp ứng được yêu cầu và kế hoạch đề ra về tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn; công tác chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanhtại một số doanh nghiệp chưa cao...
Để quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nướcđạt được mục tiêu theo Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17.7.2012 của Thủ tướng Chính phủ, KTNN đã kiến nghị các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty rà soát, nghiêm túc rút kinh nghiệm và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến những tồn tại, hạn chế để xử lý theo quyđịnh.
Nợ xấu tăng nhanh
Theo báo cáo trên, các tổ chức tài chính – ngân hàng quản lý nợ chưa chặt chẽ, dẫn đến nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn; chưa ban hành quy chế quản lý các khoản nợ phải thu; nợ tạm ứng tồn đọng nhiều năm với số tiền lớn chưa được thu hồi.
Tổng nợ xấu toàn hệ thống đến ngày31.12.2014 là 145,2 nghìn tỉ đồng (tăng 28,7 nghìn tỉ đồng, tương ứng tăng 24,6% so với cuối năm 2013), chiếm 3,25% tổng dư nợ (giảm 0,36% so với năm 2013). Theo đánh giá của NHNN, nợ xấulà 4,83%.
Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cao và tăng nhanh. Việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chủ yếu thông qua việc bán nợ cho VAMC nhưng xử lý nợ xấu của VAMC chưa hiệu quả, các tổ chức tín dụng phân loại nợ chưa phù hợp, trích lập thiếu dự phòng rủi ro tín dụng, cho vay không đúng quy định nên chưa thu hồi được nợ.
Một số đơn vị quản lý tiền mặt, tiền gửi chưa chặt chẽ; tỷ lệ nợ phải thu khó đòi cao, một số khoản phải thu tồn đọng từ nhiều năm chưa có biện pháp thu hồi và xử lý dứt điểm.
Việc hạch toán, ghi nhận tài sản cố định chưa kịp thời, đúng quy định; một số dự án đầu tư xây dựng phải tạm dừng, một số khoản đầu tư, góp vốn hiệu quả thấp, suy giảm giá trị...
Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là khi thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần đã giảm dần thông qua việcsáp nhập, hợp nhất và mua lại. Hệ thống các tổ chức tín dụng được tập trung xử lý nợ xấu, tăng cường tính thanh khoản, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng...
Trí Lâm