Máy bay chiến đấu Trung Quốc sẽ đe dọa thủ đô Philippines?
Quốc tế - Ngày đăng : 16:15, 18/07/2016
Đó là lời cảnh báo của ôngAntonio Carpio, thẩm phán cấp cao của Tòa án tối cao Philippines, người đãbảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Philippines trong cuộc điều trần trước Tòa Trọng tài thường trực ở The Hague hồi năm ngoái.
Ông nhận xétsự hiện diện của Trung Quốc ở bãi cạnScarborough không chỉ đe dọa Philippines mà đe dọacả quân Mỹ sử dụng các căn cứ Philippines theo thỏa thuận tăng cường hợp tác phòng thủ giữa Mỹ vàPhilippines.
Bãi cạnScarborough của Philippines đãbị Trung Quốc chiếm năm 2012, chỉ cách Luzon (Philippines) 110 hải lý.
Thẩm phán Carpio nói: “Mỗi bãi san hô mà họ chiếm đều bị họ xây thành đảo. Không loại trừ bãi cạnScarborough”.
Mỹ luôn khẳng định không đứng về bênnào trong tranh chấp Biển Đông. Nhưng vài tháng qua, Mỹ đãtiến hành nhiều cuộc tuần tra thực hiện tự do hàng hảigần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép.
Hồi cuối tháng 6, hai nhóm tác chiếntàu sân bay Mỹ đãhoạt động cùng lúc ở vùng biển Philippines. Máy bay quân sự Mỹ đãcất cánh từ căn cứ Clark tuần tra gần bãi cạnScarborough.
Chuyên giaJay Batongbacal, chủ nhiệm Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển (Đạihọc Philippines) nói: “Rõ ràng Mỹ đã phát tín hiệu mạnh đến Trung Quốc rằng họ sẵn sàng hành động nhiều hơn”.
Ông Batongbacal cho rằng sự hiện diện gia tăng của Mỹ cùng phán quyết của Tòa Trọng tài có thể buộc Trung Quốc phải ngưng hành động khiêu khích.
Ông nói: “Ngay cả các nhà chiến lược của họ cũng phải biết điều này. Tôi nghĩ bãi cạnScarborough sẽ là điểm giới hạn cho Mỹ và Nhật dựa theo tình hình đã thay đổi đáng kể. Vì Trung Quốc muốn xây cái gọi là tam giác chiến lược để có thể hoàn toàn kiểm soát Biển Đông và họ biết rõ Mỹ vàNhật sẽ không cho phép điều đó dễ dàng xảy ra”.
Liệu bãi cạnScarborough có thựcsự là lằn ranh đỏ đến mức Mỹ liều xung đột với Trung Quốc?
Giáo sưRichard Heydarian thuộc Đại học De La Salle (Philippines), tác giả cuốn “Chiến trường mới của châu Á: Mỹ, Trung Quốc và cuộc tranh giành phía tây Thái Bình Dương”, nhận định: “Chúng ta đã nghe tuyên bố lằn ranh đỏ ở Syria và đã thấy rõ nó không hề là lằn ranh đỏ”.
Ông nói nhiều người Philippines, kể cả tân Tổng thống Rodrigo Duterte,rất ngại Mỹ tuyên bốlằn ranh đỏ về hành vi gia tăng khiêu khích của Trung Quốc ở bãi cạnScarborough.
Ông giải thích vìkhông tin tưởng Mỹ ủng hộ nênPhilippines có phản ứng thận trọng với phán quyết trọng tài.
Giáo sư Heydarian dự đoán: ”Để Philippines không phô trương phán quyết, trong giai đoạn ngắn Trung Quốcsẽ bảo đảm không hành động trước, không xây cơ sở hạ tầng trên bãi cạnScarborough và có lẽ sẽ cho phép ngư dân Philippines tiếp cận khu vực này”.
Cho đến nay, dự đoán trên chưa xảy ra. Tàu Trung Quốc vẫn chặn ngư dân Philippines muốn quay lại khu vực bãi cạn Scarborough.
Đã cókỳ vọng rằng thái độkiềm chế này sẽ kéo dài ít nhất vài tháng. Tổng thống Duterte đã chủ trương xử lý vấn đề một cách mềm mỏng hơn, ngược với quan điểmcủa Philippines thời Tổng thống Benigno Aquino.
Chuyên gia Jay Batongbacal hy vọng Philippines và Trung Quốc sẽ ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Ông nói: “Khi nào hai bên không làm tình hình tệ hại hơn bằng chủ trương cứng rắn hơn nữa hoặc hành động đơn phương, thì tôi cho rằng ít ra vẫn còn không gian cho cả hai bên tránh được xung đột và tìm ra một giải pháp mà hai bên đều có thể chấp thuận”.
Thẩm phán Carpio đồng ý rằng Philippines và Trung Quốc sẽ ngồi vào bàn đàm phán, nhất là về vấn đề khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ởBiển Đông.
Nhưng ông không nghĩ Trung Quốc sẽ nhượng bộ về chuyện bãi cạnScarborough. Ông cho rằng Trung Quốc sẽ ngang ngược xây dựng trên bãinàynhư đã xây đảo nhân tạo trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ông Carpio nói Philippines không thể chặn Trung Quốc dở trò này và phải tùy thuộc Mỹ. Nhưng bằng cách nào?
Ông nói: “Tôi không biết câu trả lời cho câu hỏi này, liệu họ có tiến hành một lằn ranh đỏ hay không. Nhưng Mỹ sẽ mất nhiều uy tín nếu nói ở đó có một lằn ranh đỏ và lằn ranh đỏ ấy biến mất”.
Ông Carpio còn nói đây không phải việc riêng của Philippines. Nhật, Việt Nam cùng các nước có tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc sẽ theo dõi xem Mỹ sẽ có hành động gì kế tiếp.
Trung Trực (theo Npr.org)