Vì sao phải áp trần lãi suất trong tín dụng tiêu dùng?

Tài chính và đầu tư - Ngày đăng : 14:23, 17/07/2016

Trước thực trạng quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực tín dụng đang bị xâm phạm, bà Phạm Quế Anh – chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tín dụng của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), cho rằng để bảo vệ người tiêu dùng, cần phải có cơ chế giải quyết khiếu nại hợp lý, cùng với đó là nâng cao nhận thức của chính người tiêu dùng.

Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam đang được đánh giá rất lớn. Trong đó, cho vay tiêu dùng đang bùng nổ mạnh mẽ vài năm trở lại đâyvới sự xuất hiện của hàng loạt công ty tài chính. Theo báo cáo của Công ty StoxPlus, tổng quy mô của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam tính đến nay đạt khoảng 10,4 tỉ USDvới mức tăng trưởng 18%/năm.

Có một thực tế hiện nay làmức lãi suất trong các hợp đồng tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam đang cao một cách bất hợp lý, chiếm từ 22 - 60%. Điều này đã gây bất lợi cho người tiêu dùng, nêncóý kiến cho rằng phảiáp trần đối với lãi suất cho vay này. Trong khi đó, nhiều ý kiến khác lại cho rằng không nên áp trần lãi suất mà để cho doanh nghiệp và người tiêu dùng tự thỏa thuận.

Bàn về vấn đề này, bà Phạm Quế Anh – chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực tín dụng của Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) cho rằng, các công ty tài chính, các tổ chức tín dụng và các ngân hàng luôn luôn cho rằng nên bỏ trần lãi suất vì thị trường vận hành tự do nên người tiêu dùng (bên vay) và bên cho vay có thể tự thỏa thuận. Trên cơ sở đó, người cho vay sẽ lựa chọn để có mức lãi suất nào đó hợp lý nhất với mình và thấp nhất với thị trường.

Tuy nhiên, theo bàAnh,việc áp trần lãi suất không nhằm vào áp chế các công ty tài chính mà thực ra nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, bởi không phải trường hợp nào, người đi vay cũng nhận thức được hết mức lãi suất hiện có trên thị trường hoặc quyền lợi của họ được đến đâu.

"Do vậy, người tiêu dùng không đủ kiến thức để lựa chọn mức thỏa thuận lãi suất tốt nhất cho mình, chưa kể ngay cả khi họ có kiến thức thì họ cũng có thể ở thế yếu hơn. Vì vậy, theo tôi, việc áp trần lãi suất là cần thiết. Tuy nhiên việc áp dụng thế nào cho hợp lý để bảo đảm quyền lợi của cả bên vay và bên cho vay là vấn đề cần phải tính toán kỹ", bà Quế Anh lo ngại cho biết.

Cũng theo bà Quế Anh, nguyên nhân khiến người tiêu dùng phảichịu mức lãi suất cao bất hợp lý như hiện nay là do quy định pháp luật chưa đủ. Trong khi việc phải áp dụng, thực thi các quy định đó như thế nào mới là yếu tố quan trọng thì điều này lại chưa được thực hiện hoàn thiện ở Việt Nam. Theo đó, cần phải bảo đảm thực thi nghiêm các quy định của pháp luật.

Trước thực trạng này, bà Quế Anh đã chỉ ra một số kinh nghiệm quốc tế như ở Mỹ, EU... Cụ thể, Mỹ là một quốc gia chịu thiệt hại khá nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, điều này đã khiếnquyền lợi người tiêu dùng bị xâm phạm. Trước thực trạng này, Mỹ đã ban hành Luật Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính riêng để bổ sung thêm vào Luật Bảo vệ tiêu dùng chung của quốc gia này.

Hay khu vực EU cũng có chỉ thị của Hội đồng châu Âu về bảo vệ người tiêu dùng trong các hợp đồng tín dụng. Nhiều quốc gia khác cũng có luật riêng về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính tín dụng.

"Đây là kinh nghiệm quốc tế mà Việt Nam cần phải học tập. Năm 2010, Việt Nam đã có Luật Bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, để bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi của người tiêu dùng thì Việt Nam cần xây dựng thêm những quy định pháp lý khác để áp dụng có hiệu quả hơn trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng", vị chuyên gia này đề xuất.

Theo bà Quế Anh, dù ở lĩnh vực nào thì tín dụng tiêu dùng chỉ được coi là có hiệu quả khi cơ chế giải quyết khiếu nại hợp lý để có thể đảm bảo quyền lợi, thu hồi lại những thiệt hại của người tiêu dùng. Đây là bước mà Việt Nam cần phải tập trung xây dựngtrong thời gian tới sao cho có hiệu quả nhất.

Tiếp đếnlà nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, vì cơ chế giải quyết có hiệu quả, có rộng khắp đến đâu thì quyền lợingười tiêu dùng vẫn có thể bị xâm hại nếu họkhông biết được lợi ích chính đáng của mình.

Tuyết Nhung

tuyetnhung