Kết hợp nhện và tằm để tạo ra loại tơ sản xuất áo chống đạn
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 06:52, 15/07/2016
Lầu Năm Góc cam kết chi trả thêm 900.000 USD khi thu được thành phẩm. Ý tưởng dùng mạng nhện để may áo chống đạn không phải là mới. Chật liệunày không thấm nước, bền hơn gấp 5 lần thép, có độ co giãn cao hơn 40% mà không bị đứt. Khó khăn ở chỗ làloài nhện ăn thịt lẫn nhau và khó huấn luyện chúng dệt mạng.
Các nhà khoa học của Công ty Kraig Biocraft đã tìm ra giải pháp cấy ADN của nhện vào con tằm để tằm biến đổi gen cho ra loại sợi bền và kéo giãn được. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, loại áo chống đạn bằng tơnhện - tằm chỉ bền bằng 2/3 sợi Kevlar, nhưng lại có ưu điểm là nhẹ hơn nhiều và cơ động hơn, rất thích hợp trong việc bảo vệ phần thân người cũng như tứ chi.
Trong khi đó, một phát minh khác mới ra đời tại Anh đã giúp con người khỏi lo đột tử khi ngủ.Những miếng cao su nhỏ đàn hồi, giãn ra và duy trì vị trí như vậy nhờ một ống mảnh thông với “thòng lọng” ở hai đầu được cấy vào lưỡi, có công dụng chống ngáy và ngừng thở trong khi ngủ. Phát minh này có thểngăn ngừa được chứng đột tử khi ngủ mà theo Hiệp hội chống ngáy và ngừng thở Anh, có tới 40% dân số nước này mắc phải ở các cấp độ khác nhau.Các bác sĩ có thể dễ dàng đặt những miếng cao su như vậy.
Theo tờ Daily Mail, sáng chế này xuất phát từ ý tưởng kiềm chế lưỡi, không cho lưỡi cản trở đường hô hấp.Hiện tại sáng chế có tên Revent Sleep Apnoea System đang được thử nghiệm trên 50 bệnh nhân ở 14 cơ sở y tế châu Âu, kể cả Anh và Bỉ.
Kết quả ban đầu cho thấy sáng chế này hiệu quả hơn nhiều so với mặt nạ chống ngáy. Mỗi đầu"thòng lọng"được cấy vào mô dưới lưỡi, chỉ vài ngày là bám chặt và liền vào lưỡi, không gây cản trở cho việc phát âm và nuốt thức ăn.Tùy theo kích thước lưỡi người bệnh, mỗi người có thể cấy tới 4 thiết bị nhỏ như vậy.
Vũ Trung Hương