Nhân viên chính sách chiếm dụng trên 210 triệu đồng của các bà mẹ VNAH
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 11:09, 11/07/2016
Cơ quan CSĐT Công an huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre) đang thụ lý hồ sơ, làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của bà Nguyễn Thị Ngọc Yến, nhân viên chi trả tiền chính sách tại UBND xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam.
Trong số tiền bà Yến chiếm dụng, có khoản tiền truy tặng danh hiệu mẹ VNAH của 6 bà mẹ. Trung bình mỗi gia đình mẹ VNAH được truy lãnh một lần hơn 40 triệu đồng. Mặc dù bà Yến đã ký nhận và quyết toán trọn số tiền truy lãnh trênđể chi trả cho đại diện người thân đang thờ cúng các mẹ tại xã nhà, nhưng bà Yến chỉ phát ra phân nửa số tiền; hoặc có trường hợp bà Yến giữ lại khoảng 10 triệu đồng.
UBND xã Định Thủy, nơi bà Yến từng công tác
Một số gia đình thắc mắc về khoản chi trả không đúng theo quy định thì đượcbà Yến giải thích rằngđợt 1 chỉ được truy lãnh bao nhiêu đó. Số còn lại phải chờ truy lãnh vào các đợt sau…
Mọi chuyện vỡ lẽ rakhi ông Huỳnh Văn Về, ngụ ấp Thanh Phước, xã Định Thủy (con của mẹ VNAH Trịnh Thị Xuyến), bức xúc đến Phòng LĐTB&XH huyện phản ánh trường hợp gia đình ông được lãnh không đúng sốtiền. Ông Về thắc mắc rằngsau khi chính quyền địa phương làm lễ trao bằng công nhận danh hiệu mẹ VNAH cho gia đình ông vào dịp kỷ niệm ngày Đồng Khởi Bến Tre(17.1.2015), ông chỉ được truy lãnh lần đầu chưa đến 17 triệu đồng.Số còn lại hơn 26 triệu đồng chờ mãi không thấy. Nhiều lần ông Về đến xã hỏi thìnhân viên chi trả cứ hẹn vì chưa có tiền…
Tháng 9.2015, ông Về lên Phòng LĐTB&XH huyện khiếu nại. Ông Về nói: “Cũng may nhờ tui có ông cậu vợ ở ấp Thanh Thủy (cùng xã), được truy nhận danh hiệu mẹ VNAH cùng đợt (mẹ Nguyễn Thị Chọn - PV).Chẳng hiểu sao cậu vợ của tui được truy lãnh đủ toàn bộ số tiền Nhà nước tặng thưởng cho mẹ, mà 2 đợt chỉ cách nhau trong vài tháng. Biết vậy tui mới lên xã gặp cô Yến (nhân viên chỉ trả tiền chính sách) hỏi mấy lần nhưng cô Yến cứ nói chưa có tiền. Cô Yếncònxin số điện thoại của tuiđể chừng nào có tiềnsẽ gọi ra xã lãnh…”.
Trong khi Tổ quốc ghi công các anh hùng liệt sĩ thìnhân viên làm công tác chính sách lại cắt xén số tiền chính sách đó?
Thấycó dấu hiệu không rõ ràng, ông Vềra huyện đểlàm rõ ngọn ngành. Bà Yến sau đó được mời lên huyện đối chất với ông Về. Và bất ngờ, Phòng LĐTB&XH đã đưa ra danh sách, trong đóông Về đã ký nhận đủ số tiền truy tặng danh hiệu mẹ VNAH từ tháng 1.2015 và nhân viên của xã đã quyết toán xong. Ông Về phản ứng về chữ ký nàythì bà Yến nói rằnglúc đó ông Vềbị bệnh không đi lãnh tiền được, nên con trai của ông đã ra xã lãnh tiền thay ông.
Ông Về đặt vấn đề: “Tui không hề đưa cho con trai tui giấy chứng minh nhân dân, cũng không có giấy ủy quyền của tui, làm sao cô Yến dám cho con tui nhận tiền?”. Đôi co mãi, mọi người đề nghị gọi con trai của ông Về lênđể bà Yến nhận diện và ba mặt một lời. Bà Yến liền thoáithác: “Lâu quá rồi, với lại tiếp xúc quá nhiều người, nên không còn nhớ mặt”.
Ông Vềkhẳng định chữ ký trong giấy lãnh tiền không phải doông và con traiký nhận, mà do bà Yến nháy chữ ký của ông đã ký ở lần nhận chưa đến 17 triệu đồng trước đó.
Điều lạ là bà Yến cứ khăng khăngrằng đã phát hết tiền cho gia đình mẹ VNAH Trịnh Thị Xuyến, nhưng buổi chiều sau khi đôi co ở huyện về, đích thân bà Yến đã gọi ông Về ra xã trả lại số tiền… lỡ cầm giữ.
Ông Về nhận xấp tiền hơn 26 triệu đồng (gói trong bịch nhựa đen) từ tay bà Yếnngay trước trụ sở UBND xã Định Thủy, trong lúc cơ quan thưa vắng người. Đây là khoản tiền còn lại của suất truy lãnh hơn 40 triệu đồng. Bà Yến còn năn nỉ: “Con lỡquên… chú thông cảm đừng thưa kiện gì tội nghiệp con”.
Ông Về cho biết thêm rằngkhông chỉ cá nhân ông mà còn rất nhiều gia đình khác bị bà Yến "ém tiền" kiểu tương tự.Ngoài cầm giữ tiền truy lãnh của các mẹ VNAH, bà Yến còn giữtiền của nhiều đối tượng khác trong số này có tiền thờ cúng liệt sĩ (khoảng 500.000 đồng/suất/năm), tiền chi trả cho các đối tượng có công thuộc hệ Dân chính Đảngtheo Quyết định 290 của Chính phủ như: giao liên, du kích, binh vận…
Trường hợp của bà Trần Thị Su, ngụ ấp Thanh Hưng, xã Định Thủy cũng tương tự. Bà Su thuộc diện được truy lãnh theo chế độ 290 với số tiền vỏn vẹn 2,5 triệu đồng, cũng bị bà Yến cầm giữ toàn bộ. Khi sự việcbị phát hiện thìbà Yến mới năn nỉ gửi lại tiền cho bà Su.
“Đây là tiền xương máu, tiền ơn nghĩa của Nhà nước dành cho các đối tượng chính sách, bà Yến cố ý chiếm dụng để sử dụng mục đích cá nhân thìquá vô lương tâm”, 1 cán bộ chính sách ngành LĐTB&XH bức xúc.
Những sai phạm của bà Ngọc Yến liên quan đến tiền nongdù đã được nhiều người dânphản ánh vẫn kéo dài cho đến khi thanh tra vào cuộc làm rõ vào cuối quý1.2016. Được biết bà Yến là con gái của ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ tịch UBMTTQ xã Định Thủy; cháu ruột của ông Nguyễn Văn Nhạn, Ủy viên Thường vụ Huyện ủy, Bí thư Đảng ủy xã Định Thủy và là cháu cùng họ với ông Nguyễn Văn Rồi, Chủ tịch UBND xã Định Thủy.
Các khoản tiền chiếm dụng lớn hơn, bà Yến đã tự chủ động khắc phục với từng đối tượng chính sách vào cuối năm 2015, kể từ khi bị ông Về phanh phui sai phạm tại Phòng LĐTB&XH. Lo sợ sẽ bị Thanh tra huyện và các cơ quan tố tụng đề nghị xử lý hình sự, bà Yến đã khắc phục nộp trả số tiền chiếm dụng còn lại khoảng 14 triệu đồng. Không đợi chính quyền xã cắt hợp đồng, bà Yến đã xin nghỉ việc.
Tuy nhiên,dư luận tại huyện Mỏ Cày Nam đang trông chờ kết quảxem cơ quan điều tra có đề nghị xử lý hình sự đối với cá nhân bà Yến hay không? Hay hành vi ăn chặn tiền xương máu của các gia đình chính sách như đã nêusẽ được kết luận: người sai phạm đã khắc phục hậu quả xong… chỉ cần xem xét xử lý hành chính?
Hùng Phương