Trình độ lao động VN không theo kịp thế giới: Vẫn tại cơ chế chính sách

Kinh tế - đầu tư - dự án - Ngày đăng : 05:54, 09/07/2016

Với tình hình kinh tế hiện nay, lợi thế lao động giá rẻ đã không còn đủ sức cạnh tranh đối với thị trường. Do đó, các quốc gia dựa vào lợi thế cạnh tranh là lao động giá rẻ như Việt Nam cần phải phân bổ lại, vì sẽ có tới hàng triệu lao động mất việc khi không còn lợi thế này.

Báo cáo từ Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vừa công bố cho biết, trong thập niêntới, hơn mộtnửa số lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á (thuộc khu vực ASEAN) sẽ có nguy cơ mất việc do sự xuất hiện của nhiều thiết bị nghệ cao và robot.

Nguy cơ với ngànhdệt may Việt Nam

Nghiên cứu của ILO chỉ ra sẽ có khoảng137 triệu người lao động(tương đương 56% số lao động) tại các quốc giaCampuchia, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam trước nguy cơ mất việcdo quá trình tự động hóa sản xuất.

Trong đó, với Việt Nam, ILO cho biết trong hai thập niêntớiViệt Nam sẽ có khoảng 86% công nhân dệt may phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Ngoài ra, nhữngngành chịu tác động động lớn từ công nghệ cao sẽlà: phụ tùng ô tô và tự động; điện và điện tử; quần áo, giày dép; kinh doanh và bán lẻ.

"Lĩnh vực dệt may của Việt Nam được đánh giá là sẽ hưởng lợi lớn sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Tuy nhiên, các nước đang cạnh tranh nhờ lực lượng lao động giá rẻ cần phải định vị lại vì lợi thế giá nhân côngsẽ không đủ để duy trì lâu dài. Công nhân cần được đào tạo để làm việc hiệu quả bên cạnh máy móc điện tử", báo cáo của ILO đánh giá.

Câu chuyện chất lượng lao động Việt Nam đã từng được đem ra mổ xẻ rất nhiều. Cách nay vài năm, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được xác định là vô cùng cấp bách để tránh nguy cơ lao động Việt Nam thua ngay trên chính sân nhà khi thị trường lao động chính thức mở cửa. Tuy nhiên, nguy cơ này càng trở nên đánglo ngại hơn khiViệt Nam giờ đây vẫn coi nhân công giá rẻ là lợi thế lớn.

Vẫn là bài toán về cơ chế chính sách

Theo nghiên cứu của ILO, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất khu vựcchâu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Nhật Bản 11 lần, thấp hơn Hàn Quốc 10 lần. So với các nước ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 củaMalaysia, 2/5 Thái Lan. Tốc độ tăng năng suất lao động trung bình hằng năm của Việt Nam chỉ đạt từ 3,3- 5,2%. Còn theosố liệu thống kê của Tổ chức Năng suất châu Á, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn 2 lần so với năng suất bình quân khu vực ASEAN.

Thống kê của trang dịch vụ việc làm trực tuyến JobStreet cũng tiết lộ, khảo sát trên 3.000 sinh viên Việt Nam sắp ra trường trong tháng 6.2015, cho thấy chỉ có 5% sinh viên tự tin với khả năng tiếng Anh, 27% thừa nhận kém ngoại ngữ. Qua đó có thể thấychất lượng lao động của Việt Nam hiện vẫn còn rất thấp so với khu vực và thế giới.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nguyên nhân của vấn đề vẫn là bài toán về cơ chế chính sách. Thực tế, các cơ chế chính sách để thúc đẩy, tạo điều kiện cho việc dạy nghề, đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam hiện còn chưa thật hoàn thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu. Giải pháp căn bản là trang bị cho người lao động những kỹ năng quan trọng trong quá trình hội nhập, bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm...thì chưa thực sự đượcgiải quyết.

Với tình hình kinh tế ngày càng đượchiện đại hóa, các chuyên gia đề xuấtngười lao động cần thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, vốn ngoại ngữ cần thiết để có thể thích ứng linh hoạt với sự thay đổi của môi trường lao động mới và sự phát triển của khoa học công nghệ.Từ đó mới có thể tự tin đứng vững trước ngưỡng cửa khu vực hóa thị trường lao động trong thời gian tới.

Tuyết Nhung

tuyetnhung