Cơ chế sửa đổi của Bộ luật Hình sự 2015 được tiến hành công khai, minh bạch
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 20:39, 07/07/2016
Bên cạnh việc Thứ trưởng báo cáo kết quả trong quý II và 6 tháng đầu năm 2016 thì trong cuộc họp báo, vấn đề nhậnđược nhiều sựquan tâm chính là việc lùi thời hạn thi hành Bộ luật Hình sự 2015 để sửa đổi cũng như các vấn đề thời sự đang diễn ra trong những ngày qua dưới góc nhìn pháp luật.
Trước đó, ngày30.6, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo thông báo lệnh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang công bố Nghị quyết về việc lùi hiệu lực thi hànhBộ luật Hình sự 2015 và các luật liên quan của Quốc hội đồng thời bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 của Quốc hội.
Cụ thể, Nghị quyết số 144 thông qua ngày 29.6.2016 của Quốc hội khoá XIII nêu rõ quyết định bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và trình Quốc hội khoá XIV tại kỳ họp thứ 2 (theo thông lệ sẽ tổ chức vào cuối tháng 11 hàng năm).
Quốc hội thống nhất lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật Hình sự năm 2015;Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam từ ngày 1.7.2016 đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành.
Thứ trưởng Bộ Tư phápTrần Tiến Dũng -Ảnh: Thu Anh
Về vấn đề này, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng khẳng định: “Bộ Tư pháp đang phối hợp với các cơ quan của Quốc hội để tiến hành sửa đổi trên cơ sở lấy ý kiến toàn dân và Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng đã có văn bản góp ý. Có thể khẳng định, cơ chế làm việc rất công khai, minh bạch và đều được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử”.
Trao đổi với các cơ quan báo chí trước những vấn đề thời sự, đặc biệt là vụ việc hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc sang Việt Nam làm việc chui, không có giấy phép hành nghề, ông Lê Thanh Bình,Cục phó Cục Xử lý vi phạm hành chính khẳng định: “Vấn đề xử lývi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch với những người hành nghề hướng dẫn không có giấy phép đương nhiên là phải xử phạt nặng. Trong trường hợp này, Đà Nẵng đã có động thái quyết liệt, rà soát lại toàn bộ việc thực thi pháp luật của các cơ quan du lịch. Việc hướng dẫn viên du lịch không có thẻ mà vẫn hoạt động thì đương nhiên sẽ bị xử phạt hành chính theo pháp luật”.
Một vấn đề nữa cũng đang khiến nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực startup quan tâm chính là việc có hay không những doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức khởi nghiệp bị điều 292 Bộ luật Hình sự làm khó.
Điều 292 xác định tội danh “Cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông” và áp đặt khung hình phạt tùy theo lợi nhuận hoặc doanh thu từ hành vi vi phạm. Mức phạt tài chính cao nhất có thể là 5 tỉđồng. Nếu không phạt tiền thì người vi phạm có thể phải chịu mức án tù cao nhất là 5 năm tù. Người vi phạm đồng thời còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc cấm làm một công việc nhất định từ 1 đến 5 nămvà bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Toàn cảnh họp báo
Giải thích về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Thoa,Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự cho rằng, trên cơ sở luật viễn thông, luật báo chí đã quy định rõdoanh nghiệp phải đăng kýdoanh nghiệp, phải thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, đăng kýtên miền, đảm bảo tài chính, có quyết định phê duyêt nội dung…
“Trong điều 292 Bộ luật Hình sựcấm các doanh nghiệp không được dùng các hình ảnh nhạy cảm… vàđảm bảo doanh nghiệp phải làm đúng quy định pháp luật, tránh ảnh hưởng tới người dân. Nếu xem xét kỹ, những người khởi nghiệp không hề rơi và nhóm đối tượng này”, bà Thoa nhấn mạnh.
Kết thúc buổi họp báo, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đưa ra một số nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2016, trong đó nổi bậtlà những nhiệm vụ liên quan tới Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi), công tác thi hành án dân sự, những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính…
Thu Anh