Những 'nút thắt' cần tháo gỡ ngay lập tức cho ngành xuất khẩu cá tra
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 05:35, 24/06/2016
Trong những năm qua, ngành cá tra Việt Nam đã đạt được nhiều bước đi lớn, góp phần vào phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân tạicác tỉnh trong cả nước, đặc biệt là khu vực ĐBSCL.
Hiện nay, mặt hàng cá tra của Việt Nam đã có mặt trên 150 Quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, riêng thị trường châu Âu, Mỹ chiếm khoảng 50%. Với trữ lượng này, Mỹ được xem là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 20% thị phần xuất khẩu.
Những "nút thắt' cần...tháo gỡ
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển ngành cá tra, ở đóvẫn còntồn tại nhiều khó khăn và thách thức như: vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc kháng sinh, phát triển ồ ạt không theo quy hoạch, liên kết chuỗi sản xuất còn yếu, chính sách hỗ trợ xuất khẩu, chính sách vay vốn vẫn còn khó khăn. Đặc biệt, trong yêu cầu hội nhập, các đối tác thương mại thường đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật ngày càng khắt khe....
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cũng chỉ ra những tồn tại khó khăn trong phát triển sản phẩm cá tra hiện nay như: Việc Mỹ áp dụng Đạo luật Nông nghiệp đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra còn yếu, liên kết chuỗi sản xuất chưa chặt chẽ, kiểm soát giá yếu tố đầu vào chưa ổn định. Các doanh nghiệp cạnh tranh thiếu lành mạnh, chủ yếu cạnh tranh bằng giá mà chưa thực sự cạnh tranh bằng chất lượng, do đó đã làm giảm uy tín và thương hiệu cá tra Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Vì vậy, các chuyên gia đánh giá đây sẽ là những "nút thắt" mà các danh nghiệp xuất khẩucần phải tháo gỡ ngay lập tức để phát triển ngành hàng này bền vững trong thời gian hội nhập tới.
Giải pháp "mạnh" cho ngành cá tra phát triển bền vững
Phát biểu tại Hội nghị “Định hướng phát triển bền vững ngành hàng cá tra trước yêu cầu hội nhập quốc tế” ngày 23.6 vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNTVũ Văn Tám nhận định trong bối cánh hội nhập sâu rộng thị trường quốc tế, đặc biệt các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, thời gian tới cần triển khainhững giải pháp tổng thể cả trước mắt và lâu dài để đưa ngành cá tra phát triển một cách bền vững.
Thứ trưởng đãyêu cầu vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Tổng cục Thủy sản, các đơn vị liên quan hoàn thiện đề án khung sản phẩm quốc gia để đưa sản phẩm cá tra trởthành sản phẩm chiến lược quốc gia. Trong đó, Tổng cục Thủy sản tiếp tục rà soát lại các văn bản, quy định, các cơ chế chính sách đểtạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, người nuôi phát triển sản xuất; đẩy mạnh đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu trong chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ cá tra nhằm giảm giá thành sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra, cần nghiên cứu xây dựng các mô hình với quy trình sản xuất tiêntiến để nâng cao hiệu quả sản xuất; tổ chức lại sản xuất trên cở sở tổng kết các mô hình liên kết chuỗi đã thực hiện, từ đó nhân rộng. Nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ để thúc đẩy liên kết chuỗi như: chính sách ưu đãi tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng...Thành lập liên minh các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra chất lượng cao gắn với đề án khung sản phẩm quốc gia. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, đa dạng hóa thị trường và sản phẩm, xây dựng thương hiệu cá tra trở thành thương hiệu mạnh trên thế giới.
"Trước mắt, Tổng cục Thủy sản, Hiệp hội cá tra, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) cần phải phối hợp và vận dụng các giải pháp ngoại giao để thúc đẩy Hạ viện Hoa Kỳ thông qua việc bác bỏ chương trình giám sát cá da trơn của Việt Nam trong thời gian sớm nhất", Thứ trưởng nói.
Đồng thời, Thứ trưởng cũng yêu cầuthực hiện các quy trình giám sát chặt chẽ các lô hàng cá tra xuất khẩu, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định từ phía Hoa Kỳ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường giám sát dư lượng kháng sinh.
Tuyết Nhung