2 cuộc 'đại phẫu' để cứu sống bệnh nhân mắc bệnh tim chưa từng gặp
Thông tin Y học - Ngày đăng : 17:39, 14/06/2016
Ngày 14.6, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay vừa cứu sốngmột bệnh nhân mắc bệnh tim phức tạp chưa từng gặp trong 20 năm qua. Bệnh nhân trên là ông Huỳnh Văn Ánh (56 tuổi, ngụ ở huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) bị nhồi máu cơ tim ở thểnặng nhất với các triệu chứng phù phổi, choáng tim và phình quai động mạch chủ ngực dạng túi có nguy cơ bị vỡ.
Bác sĩ Nguyễn Thái An – Trưởng khoa hồi sức Phẫu thuật tim, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biếtsau2 cuộc “đại phẫu” bệnh nhân phải trải qua hàng loạt giai đoạn điều trị khác. Với hơn 2 tháng ròng điều trị bằng kháng sinh, thuốc vận mạch cao liều, thở máy mode, đặt bóng đối xung động mạch chủ…
Sau đó sức khỏe bệnh nhân bắt đầu diễn biến tốt, các bác sĩ tiếp tục sử dụng thuốc vận mạch liều thấp, kháng sinh, kháng nấm, lợi tiểu, kháng kết tập tiểu cầu, ức chế men chuyển, Digoxin…Đến nay bệnh nhân đã xuất viện, tái khám định kỳ trong tình trạng ổn định.
Theo bác sĩ An, tìnhtrạng phình động mạch chủ của bệnhnhân này có kích thước khá lớn lên đến 7cm dạng hình túi; trong khi đó bệnh nhân này lại bị nhồi máu cơ tim ở thể nặng nhất. Với một bệnh nhân mắc bệnh như thế việc tử vong có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
“Đây là một ca bệnh khó mà trong đời làm nghề 20 năm qua tôi chưa từng gặp.Hơn nữa tôi cũng chưa bao giờ nghe có ca mắc bệnh tim nào như thế ở Việt Nam được cứu sống.Thách thức đặt ra cho các bác sĩ ở đây là làm sao phải giải quyết cùng lúc bệnh nhồi máu cơ tim ở thể nặng gây choáng tim, phù phổi, tụt huyết áp và giải quyết túi phình động mạch chủ lên đến 7cm có thể “nổ” tung bất cứ lúc nào", bác sĩ An chia sẻ.
Bác sĩ Nguyễn Thái An - Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật tim, Bệnh viện Chợ Rẫy hỏi thăm tìnhhình sức khỏe của bệnh nhân Huỳnh Văn Ánh khi đến tái khám.
Bác sĩ An cho rằng, với một bệnh nhân nhồi máu cơ tim ở thể nhẹ, chỉ cần điều trị nội khoa ổn định sẽ tiến hành can thiệp nhưng với bệnh nhân này tình trạng nhồi máu đã gây choáng tim, phù phổi, tụt huyết áp nên điều trị nội khoa không thể đáp ứng. Tuy nhiên nếu không xử lý nhanh chóng bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào.Trong khi đó, bệnh nhân lại kèm theo một chứng bệnh khác về tim là phình quai động mạch chủ dạng túi với kích thước khá lớn.
“Nếu lúc này phẫu thuật xử lý nhồi máu cơ tim thì nguy cơ bệnh nhân có thể bị vỡ túi phình động mạch chủ gây tử vong ngay lập tức. Các bác sĩ tiên lượng rất dè dặt về khả năng cứu sống. Sự sống của bệnh nhân đang được tính từng giờ. Và trong tích tắc các bác sĩ khoa Hồi sức Phẫu thuật tim đã đưa ra một giải pháp với hy vọng có thể cứu lấy sự sống mong manh của bệnh nhân”, bác sĩ An nói.
Cũng theobác sĩ An, do lúc này bệnh nhân bị choáng tim, phù phổi… nên không thể tái thông mạch vành bằng đặt stent mạch vành, vì mạch vành của bệnh nhân bị thương tổn. Do đó, các bác sĩ phải thực hiện mổ hở dù nguy cơ tử vong rất cao nhưng không còn cách nào khác.
“Chúng tôi dùng máy tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO) để hỗ trợ cho tim, giúp tim tưới máu lên các tạng, đảm bảo tim không ngừng đập; đồng thời thực hiện phẫu thuật bắc cầu mạch vành để giải quyết tình trạng nhồi máu cơ tim gây choáng tim, phù phổi và tụt huyết áp.
Cuộc phẫu thuật này diễn ra trong vòng 4 tiếng đồng hồ. Sau đó chúng tôi tiến hành cuộc “đại phẫu” lần 2 dời các mạch máu não và đặt stent mạch vành mất khoảng hơn 4 tiếng nữa. Như vậy tổng thời gian để thực hiện 2 cuộc “đại phẫu” trên mất gần 10 tiếng đồng hồ để cứu sống bệnh nhân này”, bác sĩ An thuật lại.
Hồ Quang
Ảnh: Kết quả chụp phim cho thấy, bệnh nhân Huỳnh Văn Ánh bị phình động mạch chủdạng túi có kích thước lên đến 7cm.