Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm không của riêng ai

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 11:40, 11/06/2016

Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động. Bạo lực gia đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập, ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành trong tình dục… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng.

Trong hai ngày 9 và 10.6, hội thảo "Xây dựng kế hoạch hành động đến năm 2020" của mạng lưới quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) do Bộ VHTTDL tổ chức đã diễn ra tại Hạ Long, với sự tham gia của đại diện nhiều bộban ngànhtrung ương,địa phương cùng với đại diện Quỹ dân số LiênHợpQuốctại Việt Nam (UNFPA).

Hội thảo đã cụ thể hóa được Quy chế phối hợp liên ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 5.2015, xác định mục tiêu của mạng lưới trong những năm tới trước tình hình thực tiễn đang có nhiều thay đổi đối với công tác PCBLGĐ.

Tại buổi hội thảo, TS Trần Tuyết Ánh, Vụ trưởng Vụ Gia đình đã đánh giá trong gần 7 năm thực hiện, Việt Namđã thu được những thành tựu đáng khích lệ. Hệ thống pháp luật về PCBLGĐ đã dần hoàn thiện, nhận thức của toàn xã hội về bạo lực gia đình đã được tăng lên và tỷ lệ bạo lực đã có xu hướng giảm. Có được kết quả này là sự chung tay, góp sức của nhiều bộ, ngành từ Trung ươngtới địa phương, của từngcá nhân trong mỗigia đình...

Cũng theo bà Ánh, việc thiết lập và vận hành mạng lưới quốc gia PCBLGĐ là phương thức hữu hiệu giúp điều phối các hoạt động thuộc lĩnh vực một cách khoa học; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức; huy động tối đa các nguồn lực và tạo sự đồng bộ, nhịp nhàng trong triển khai thực hiện, cùng lúc tác động sâu rộng tới các nhóm đối tượng đích để đạt được hiệu quả cao nhất.

Khung cảnh hội thảo về phòng chống bạo lực gia đình

Theo các chuyên gia tâm lý xã hội, đối với trẻ, bản thân bị ngược đãi lại không ảnh hưởng quan trọng bằng việc chứng kiến bố mẹ ngược đãi lẫn nhau. Điều này khiến trẻ nảy sinh tư tưởng cực đoan,học kém, dễ có hành động bạo lực, hoặc tâm tính thụ động, mắc bệnh đau đầu, đau dạ dày...

Trẻ từ 5 đến 10 tuổi dễ bị tổn thương tinh thần nhất. Ở lứa tuổi này, trẻ hiểu tất cả mọi việcnhưng do còn quá nhỏ và yếu đuối nên không thể làm được gì ngoài việc bắt buộc phải chứng kiến cảnh bạo hànhcủa cha mẹ. Những hình ảnh nàytạo một ấn tượng kinh hoàng khó phai mờ trong trí não trẻ. Khi trưởng thành, chúng dễ bị căng thẳng thần kinh, tính tình cục cằn hoặc dễ mắc bệnh tật hơn những người lớn lên trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

Ông Lê Văn Tuấn, VụCông tác học sinh - sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định: “Các bộ ngành, cơ quan liên quan sẽ phải có cơ chế phối hợp liên ngành theo ngành dọc để kết nối 7 đề án của 7 bộ, ban ngành. Vai trò các tổ công tác liên ngành sẽ phải có sự phân công cụ thể, kết nối, cơ chế rõ ràng, từ đó tác động trực tiếp đến với từng hộ gia đình. Bộ Giáo dục cũng có vai trò quan trọng trong việc định hướng học sinh, sinh viên;định hướng, giáo dục cha mẹ, nhà trường trong công tác xây dựng, phát triển gia đình”.

Theo ông Tuấn, việcxóa bỏ tiềm thức trọng nam khinh nữ là một vấn đề cấp bách. Thực tế đã chứng minh rằngthực hiệnbình đẳng giới không chỉ đem lại lợi ích riêng cho nữ giới mà cònvì sự phát triển tiến bộ chung của cả hai giớivà tương laicủa thế hệ mai sau.

Dạ Thảo

Haiyen