Người 30 năm tìm sách mở thư viện rồi chia phòng VIP và phòng bình dân
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 05:51, 29/05/2016
Thư viện 4.000 cuốn sách
Năm 2005, ôngTrần Văn Chín khai trương thư viện sách của mình sau nhiều năm ấp ủ. Những cuốn sách hàng chục năm bỏ công sưu tầm cộng với ngót tháng trời đóng tủ, sắp xếp, thư viện miễn phí mang tên Hưng Phúc ra đời. Ngày khai trương, GS Vũ Khiêu đến tặng câu đối và sách cho thư viện. Câu đối ghi: “Ông cha tích lũy điều nhân nghĩa/Con cháu xây cao đạo thánh hiền". Nhiều năm nay, hằng ngàytừ 8 giờ-17 giờ, thư viện của ônglà địa chỉ thường xuyên lui tới của rất nhiều người, đủ các thành phần khác nhau.
“Dù không được học hành đến nơi đến chốn nhưng tôi rất thích đọc sách và sưu tầm sách. Về quê, thấy người dân, nhất là các cháu nhỏ còn thờ ơ nhiều với việc đọc sách, tôi làm thư viện này cũng mong thúc đẩy được phong trào đọc sách lên một chút”- ôngChín nói.
Căn nhà hai tầng của gia đình được ôngChín phân ra làm hai phòng đọc, được đặt tên là phòng bình dân và phòng “VIP”. Việc đặt tên như vậy không phải là phân biệt đối xử về địa vị, giàu nghèo mà là phân theo trình độ. Ai cảm thấy mình phù hợp với phòng nào thì tự vào phòng đó tìm sách.
Phòng “VIP” ở đây dành cho những người có trình độ cao, có thể hiểu được sách ngoại văn tiếng Nga, Pháp, Anh…, hiểu được những cuốn sách kinh điển của thế giới về các lĩnh vực như triết học, sử học, văn hóa, thiên văn… Những vị khách thường xuyên lui tới phòng sách này là những nhà nghiên cứu, những sinh viên, giảng viên…Trong đó có không ít những nhà nghiên cứu lớn, tiêu biểu là GS Vũ Khiêu.
Ngược lại, nằm ở tầng 1, phòng sách bình dân là địa chỉ lui tới của hầu hết học sinh, bà con nông dân. Riêng số lượng sách ở tầng 1 đã là 3.000 cuốn với nhiều chủ đề khác nhau như đạo làm người, mẹo vặt cuộc sống, sách khoa học, lịch sử phổ thông, truyện cười, truyện cổ tích, tấm gương danh nhân văn hóa, các mô hình kinh tế sáng tạo, các doanh nhân…
Đồng hành với ôngtrong việc quản lý thư viện này là bà xãNgô Thị Thu Vân. Để về đảm đương công việc của thư viện, bàVân đã bỏ công việc ở một ngân hàng để làm bạn với những cuốn sách.
BàVâncho hay, từ khi có thư viện, nhà mình trở nên đông vui hơn hẳn vì ngày nào cũng có nhiều học sinh, sinh viên và các bác cao niên đến tìm sách đọc. Những phản hồi tích cực của xã hội cũng khiến gia đình có thêm nhiều động lực để tiếp tục công việc.
Sách là thầylà bạn
Cho đến tận bây giờ, tuổi thơ nhiều gian nan, cực khổ vẫn ám ảnh ôngTrần Văn Chín. Ôngchia sẻ rằnggia đình ôngkhổ nhất làng, lại đôngtới9 anh em nên việc xoay xở miếng ăn cũng còn chật vật. Do vậy, ôngChín sớm phải nghỉ học, lao ra đời mưu sinh phụ giúp gia đình. May mắn lớn nhất là ông lúc nhỏđược ông nội thường xuyên đọc sách cho nghe và dạy những triết lý ứng xử ở đời nên mê sách lúc nào không hay.
Lúc11 tuổi, Chínnghỉ học và đi làm, đồng thời mượn sách tự học. Để rèn luyện thể chất, cậulao vào học thêm võ thuật và đã sớm tinh thông quyền cước, có thời gian vào tận miền Nam mãi võ mưu sinh. Thời gian mãi võ ở Bình Định ôngChín ốm nặng, được một gia đình làm thợ mộc cưu mang và dạy nghề, ôngđã sớm thành thạo công việc.
Khi về địa phương, ôngChín mở xưởng mộc và công việc làm ăn cứ thế phát đạt, sản phẩm xuất khẩu sang nhiều nước. Từ đó, ôngcó nhiều cơ hội đi đây đi đó, đã đặt chân đến gần 30 quốc gia trên thế giới. Xuất ngoại, nhiều người mua về nào rượu tây, nào nước hoa... nhưng bao giờ ôngChín cũng chỉ tìm sách.
Nhờ tự học và có thêm động lực từ sách, ôngTrần Văn Chín hiện là người rất đa tài. Nhiều năm học võ, mãi võ, ôngthành thạo các ngón võ thuật. Về nghề mộc, sản phẩm của ôngkhông thua kém những làng nghề nổi tiếng và đã xuất khẩu ở nhiều thị trường lớn trên thế giới.
Đồng thời, ôngChín còn sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ như đànghi ta, đàn bầu, sáo, đàn tranh… và vẽ cũngrất đẹp. Nhiều bức tranh sơn dầu ôngvẽ mô phỏng lại các cuộc chiến đấu của các nhân vật trong Tam quốc, Thủy hử rất sống động dù ôngchưa từng học qua trường lớp nào. Trong lúc cao hứng, ôngcó thể làm đôi câu thơ, hát vài khúc hoặc tỉa tót cây cảnh rất sành.
Vì mê sách, có chuyến đi Pháp về, ônglinh kỉnh lôi ra một va li to toàn sách, gây bất ngờ lớn cho tất cả mọi người. Đó là những cuốn sách Pháp văn, những cuốn về kinh tế, triết học, tư tưởng được viết bằng ngôn ngữ nước ngoài. ÔngChín mang sách đó về dành cho những độc giả có trình độ cao đến nghiên cứu, các sinh viên làm luận án có thể tìm được thông tin cần thiết. Không chỉ khi đi nước ngoài, những nơi nào có sách hay ở trong nước ôngcũng tìm đến mua.
Cuối năm 2005, khi thư viện sách đi vào hoạt động, gia đình ôngChín gặp một cơn hỏa hoạn lớn. Tuy sách không mất cuốn nào nhưng những sản phẩm đồ gỗ, máy móc đều bị thiêu rụi và công việc làm ăn từ đó ôngcũng không còn mặn mà. Cố gắng vực dậy, ổn định tâm lý, làm lụng trả hết nợ nần, ôngchấm dứtlàm nghề mộc, chuyên tâm cho việc phát triển thư viện để phục vụ miễn phí bà con quanh làng.
Khách đến đọc sách ở thư viện đều được phục vụ nước uống, quạt mátchuđáo,tạo cảm giác thoải mái nhất. Ngoài bà Vânvợ ôngthì 6 người con cũng được sống trong môi trường sách vở từ nhỏ, chăm chú đọc và phụ giúp bạn đọckhi cần thiết.
“Lập thư viện sách không chỉ bà con có nơi tra cứu và tìm hiểu kiến thức, các con trong gia đình cũng có được điều kiện tiếp xúc với sách sớm hơn. Con người cần học hỏi từ nhiều nguồn nhưng học từ sách vở có vai trò hết sức quan trọng. Sách như một người thầy lớn của mỗi con người. Nếu con cái biết chăm đọc sách, đọc đúng sách thì cha mẹ rất nhàn nhã trong việc dạy con” – ông Trần Văn Chín chia sẻ.
Từ khi hoạt động đến nay, thư viện của ôngChín đã phục vụ gần 25.000 lượt người tới tìm đọc sách báo. Năm 2009, ôngTrần Văn Chín đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịchtrao tặng bằng khen về hoạt động thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng.
Đây là thư viện tư nhân duy nhất ở thời điểm đó có được niềm vinh dự này. Bên cạnh đó, ông Chíncòn nhận được nhiều thư chúc mừng, bằng khen của các cơ quan, đoàn thể và được mời đi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình thư viện tư nhân ở nhiều địa phương trên cả nước.
Trí Lâm