Vì sao lại cổ xuý cho hài nhảm, hài xàm?

Văn hóa - Ngày đăng : 07:00, 20/05/2016

Trong cuộc thi "Cười xuyên Việt – Tiếu lâm hội 2016" chủ đề Bolero, diễn viên trẻ Huỳnh Lập, thành viên ban bình luận phát biểu: Khi lên facebook tôi đọc được nhiều ý kiến phê phán nghệ sĩ hài. Tôi muốn khẳng định rằng nghệ sĩ hài vẫn có một vị trí đáng trân trọng.

Thật ra, diễn viên Huỳnh Lập có lý khi khẳng định nghệ sĩhài luôn lao động sáng tạo để có được một vị trí riêng. Thế nhưng, mọi việc đều có lý do của nó và khán giả phê bình nghệ sĩhài có một nguyên nhân rất khách quan. Hiện tại, mở tivi khán giả sẽ bắt gặp hài đủ kiểu, đủ màu sắc.Đa phần trong đó là những chương trình mà các tiết mục đều làm khán giả chán chường, đánh giá là nhảm nhí. Bởi, các diễn viên trẻ chưa đủ trưởng thành nên cố chọc cười bằng hình thể, khai thác giới tính hoặc lời thoại tía lia nhưng vô nghĩa. Miếng hài của họ thiếu duyên và chưa đủ tinh tế.

Nhiều chương trình thu hút lượng sao hùng hậu như Hội quán tiếu lâm thì càng về sau càng tệ mà ở đó nghệ sĩtha hồ cương và tha hồ quăng miếng tùy thích. Cái sự ứng diễn này gây thích thú thì ít mà phản cảm thì nhiều.

Trước đó, Ơn trời cậu đây rồi sau nửa chặng đầu gây cơn sốt khán giả truyền hình về sau “đuối dần” cũng bởi nguyên do không có kịch bản trước. Nhiều nghệ sĩrất duyên gặp phải tình huống ngoài dự kiến đã phải ngắc ngứ không biết phản ứng ra sao cho tốt. Cái sự ngắc ngứ này đặt diễn viên vào tình huống lúng túng, vì vậy, tiếng cười trở nên gượng gạo và thưa dần.

Tính hấp dẫn của các chương trình hài kịch vì thế mà giảm chất lượng. Khán giả vì phải xem quá nhiều chương trình thiếu chiều sâu, không thể cười nổi nên mỗi khi nói về hài, họ thường buộc miệng than phiền: hài nhảm nhí qu !Lẽ ra các nhà sản xuất cần phải đầu tư có chiều sâu hơn nhưng vì chạy theo xu hướng, chạy theo quảng cáo và lượng người xemnên các chương trình hài hời hợt nảy nở như nấm mọc sau mưa.

Thậm chí ngay cả trong cuộc thi hài truyền hình đang nóng bỏng như Cười xuyên Việt – Tiếu lâm hội 2016, giám khảo Minh Nhí còn khẳng định: các bạn cứ xàm đi, cứ nhảm đi miễn sao vui là được. Tương tự thế, trong cuộc thi hài cũng nóng không kém là Đấu trường tiếu lâm nhiều lần Trấn Thành cũng nhận xét thí sinh là: bạn cũng xàm, cũng nhảm lắm. Sau đó, các thí sinh xàm và nhảm này đều nhận được đánh giá cao từ ban giám khảo?!

Như vậy thì “xàm”và “nhảm” được những người cầm cân nảy mực chọn làm tiêu chí cho một cuộc thi hài?Người xem phải hiểu đúng nhất của hai từ “xàm”, và “nhảm” theo nghĩa nào đây? Hai cuộc thi tuyển chọn tài năng hài mà giám khảo tôn vinh tiêu chí “xàm”, “nhảm” thì làm sao tiếng cười có thể sang và sạch?

Thực tế những ai theo dõi kỹ Cười xuyên Việt – Tiếu lâm hội 2016 sẽ nhận thấy các nhóm diễn có sự đầu tư tương đối tốt về chủ đề,tư tưởng, mảng miếng gây cười. Các bạn đã thổi vào đời sống hài một sinh khí mới mẻ bằng sự tươi trẻ và sáng tạo. Xen lẫn trong đó, có những vòng thi mà nhiều tiết mục khiến khán giả cười xong đó rồi khóc đó.

Bên cạnh đó, nhiều tình huống thí sinh diễn còn “nhây”, lời thoại kém duyên dáng. Thế thì tại sao hội đồng giám khảo bằng kinh nghiệm và lòng yêu nghề của của mình, không đặt ra một tiêu chí khắc khenhằm hướng các thí sinh đến trình độ hài vui, đẹp , và có thông điệp ý nghĩa mà cứ trực tiếp hay gián tiếp khuyến khích cái sự nhảm và xàm?Và như thế khi khán giả xem quá nhiều chương trình “nhảm” và “xàm”, họ phê phán thì người trong cuộc nghĩ gì?

"Hài nhảm nhí và hài xàm đang bủa vây đến mức khiến khán giả quá tải. Mong rằng những người có trách nhiệm định hướng nghệ sĩtrẻ đừng lấy tiêu chi này để áp dụng cho các cuộc thi tuyển chọn tài năng hài. Hãy làm sao giúp cho môi trường hài Việt tinh tế, văn minh và bớt đi thể loại hài nhảm kiểu cười khơi khơi cho vui rồi thôi, chứ tiểu phẩm chẳng có nội dung thông điệp gì để suy ngẫm", một nghệ sĩ tên tuổi lâu nămbuồn bã nói.

Nguyễn Huy

motthegioi