Chuyến thăm VN của TT Mỹ qua 'lăng kính' nhà sử học Dương Trung Quốc

Sự kiện - Ngày đăng : 05:54, 15/05/2016

Liên quan đến chuyến thăm VN của Tổng thống (TT) Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Barack Obama ngày 22.5 tới, nhà sử học Dương Trung Quốc đã có những đánh giá, nhìn nhận đáng chú ý khi trao đổi với Dân Việt.

Ông nhìn nhận gì về chuyến thăm Việt Namsắp tới của TT Hoa Kỳ Obama, với tư cách là một nhà nghiên cứu lịch sử?

- Cuộc viếng thăm của TT Hoa Kỳ Obama tới Việt Namdù ở cuối nhiệm kỳcủa ông vẫn rất ý nghĩa. Bởi đây là chuyến thăm dựa trênquan hệ của hai quốc gia chứ không phải trênquan hệ giữa hai cá nhân, dù là hai cá nhân đứng đầu hai quốc gia. Cuộc viếng thăm của TT Obama càng thêm ý nghĩa khi màtrong khu vực đangcó những vấn đề nóng bỏng, đòi hỏi ý thức trách nhiệm và sự tham gia của các cường quốc.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu chuyến thăm của một vị TT Hoa Kỳ tới Việt Nam vào đầu hay giữa nhiệm kỳ của ông tathì sẽ có nhiềuthuận lợi hơn trong phát triển quan hệ giữa hai nước?

- Tôi không nghĩnhư vậy. Chúng ta có thể quayngược lại chuyến thăm của TT MỹBill Clinton đến Việt Namcách đây 16 năm cũng ở vào cuối nhiệm kỳ TT của ông. Tuy vậy, ngaysau đó,mốiquan hệ giữa Việt Namvà Hoa Kỳ được đẩy nhanh với chiều hướngrất tích cực. Rõ ràng chuyến thăm có nhiều ý nghĩachứ không phải chỉmang tính hình thức.

Chuyến thăm vào đầu nhiệm kỳ hay cuối nhiệm kỳ TT không quan trọng bằng việc hiệu ứng sau chuyến thăm là thế nào. Nếu quả thật ông Bill Clinton đến thăm Việt Namvào cuối nhiệm kỳ, sau đó mối quan hệ giữa hai quốc gia không phát triển thêmthì mới là điều đáng nói. Nhiều nhà ngoại giao đã nhận xét mối quan hệ giữa Việt Namvà Hoa Kỳ có nhữngbước tiến thần kỳ sau chuyến thăm đó của ông Bill Clinton.

Nếu nhìn vào quan hệ giữa hai nước, tôi cho đó là bước tiến rất dài, nhất là trong bối cảnh nó có ảnh hưởng không nhỏtừ cuộc chiến tranh khốc liệt. Từ chỗ thù địch đến bình thường hóa quan hệ, vàbây giờ giữa hai quốc gia đã đạt tới mối quan hệ ở tầm cao mới. Tôi cho rằng Việt Nam là một điển hình cho quá trình hòa giải sau chiến tranh, mặc dù cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳgây cho chúng ta ở quy mô lớn, rất khốc liệt.

Từ chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ tớichuyến thăm sắp tới của TT Obama tới Việt Nam,ông thấy có mối liên hệ đặc biệt gì?

- Quan trọng nhất là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Hoa Kỳ năm 2015 đã vượt qua được sự khác biệt về chế độ, thể chếchính trị giữa hai quốc gia, khi một vị TT Hoa Kỳ tiếp một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam. Rõ ràng đó là sự chấp nhận lẫn nhau. Tiền đề đó tôi cho là rất quan trọng, đó là chấp nhận sự khác biệt, nhưng có chung một mục tiêu.

Năm 2005,tôi có may mắn được đi theo đoàn của ông Phan Văn Khải (ông Khải lúc đó là Thủ tướng Chính phủ - PV) sang thăm Hoa Kỳcho nên có thể có nhữngnhận xét sát thực tế hơn. Chuyến thăm này cũng là bước đột phá khi vị Thủ tướng Việt Nam đầu tiên đến thăm chính thức Hoa Kỳ. Khi đó chúng ta còn gặp được rất nhiều rào cản trong quan hệ, nhưng chúng ta đã làm được nhiều việc.

Từ đó có thểthấy để tạo mối quan hệ, hai bên phải chủ động tìmđến với nhau, chứ không phải tôi đợi anh đến, chờ anh đến. Phảicùng tìmđến với nhau trên phương diện tìm ra mẫu số chung, trách nhiệm chung đối với dân tộc của mình, cũng như với thế giới.

Ông có cho rằng chuyến thăm của người đứng đầu Hoa Kỳ tới Việt Nam sẽkhiến dư luận dành sự quan tâm nhiều hơn tớitình hình trên Biển Đông, vốn đang diễn biến phức tạp và căng thẳng?

- Vấn đề là cả hai bên phảitìm đượcsự đồng thuận vềlợi ích. Không quốc gia nàolại từ bỏlợi ích của chính mình cả.Lợi ích thực tế gặp nhau thì hợp nhau, lợi ích xung đột thì chống nhau. Cả "bàn cờ" như vậy chúng ta phải tìm bạn, hạn chế sự thù địch. Cùng một lúc giải bài toán như vậy không hề đơn giản, chính vì thế nhà nước phải có sự khôn ngoan, tỉnh táo. Nhưng sự khôn ngoan nào cũng phải trên nền tảng sự đồng thuận của nhân dân.

Trong bối cảnh Biển Đông đang diễn biếnphức tạp, sự có mặt của một cường quốc thế giới nhưHoa Kỳ là rất quan trọng. Chúng ta không phải dựa vào Hoa Kỳ để chống ai, nhưng rõ ràng, Hoa Kỳ với những lợi ích ở Biển Đông, sẽđồng thuận với chúng ta trong mục tiêu biếnBiển Đông thành mộtkhông gian hòa bình, mộtkhông gian tôn trọng luật pháp quốc tế.

Xin cảm ơn ông!

Nhà sử học Dương Trung Quốc. (Ảnh: Lương Kết)

Theo Lương Kết/Dân Việt

Theo Dân Việt