Bức tranh Mona Lisa lấy cảm hứng từ cả nam lẫn nữ
Câu chuyện văn hóa - Ngày đăng : 14:14, 27/04/2016
Mặc dù danh tính của người phụ nữ trong bứcMona Lisa vẫnlà một bí ẩnnhưng hầu hết các nhà sử học đều tin rằng người trong tranh chính là Lisa Gherardini, vợ của Francesco del Giocondo - một thương nhân bán lụa người Florentine.
Tuy nhiên, ông Vinceti từ lâu lại đưa ra giả thuyết rằng danh họa Leonardo Da Vinci đã lấy cảm hứng từ cả nam lẫn nữ để vẽ nên bức tranh Mona Lisavà kết quả của nghiên cứu lần này đã góp phần củng cố cho giả thuyết của ông.
Để chứng minh cho giả thuyết của mình, ông Vinceti đã sử dụng công nghệ quét hồng ngoại để xem xét các lớp của bức tranh.
“Ở lớp đầu tiên, chúng ta có thể thấynàng Mona Lisa trong hình không mỉm cười vui vẻ mà lại có vẻ u sầu”, ông Vinceti cho biết.
Sau khi quét ra lớp này, ông Vinceti còn phát hiện thêmhình mẫu nam mà Da Vinci lấy cảm hứng vẽ có thể là Gian Giacomo Caprottihay còn gọi là Salai, người học việc của Da Vinci.
Vinceti sau đó đã dùng Photoshop để so sánh bức Mona Lisa với những bức tranh khác mà ông tin là danh họa Da Vinci đã lấy cảm hứng từ Salai để vẽ.
“Chúng tôi đã so sánh bức Mona Lisa với những bức tranh mà Da Vinci đã dùng Salai làm người mẫu để vẽ và phát hiện có nhiều chi tiết trên khuôn mặt nàng Mona Lisa trùng khớp với khuôn mặt của Salai một cách hoàn hảo. Vì vậy, có thể Da Vinci đã lấy cảm hứng từ cả nam lẫn nữ, sau đó kết hợp thêm những chi tiết do ông tưởng tượng ra để vẽ nên bức tranh Mona Lisa”, theo ông Vinceti.
Ông Vinceti cũng tin cách vẽ này là niềm đam mê lâu năm của Da Vinci. Nói cách khác, đối với Da Vinci, một người hoàn hảo là người phải có sự kết hợp của cả nam và nữ.
Trước ông Vinceticũng đã có quan điểm cho rằng bức tranh Mona Lisa có hình bóng của Salai, nhưng các nhà sử học đã phủ nhận quan điểm này.
Ông Vinceti trước đây cũng đã có nhiều tuyên bố gây tranh cãi về bức tranh nổi tiếng nàymà tiêu biểu là tuyên bố mắt phải của Mona Lisa có chứa chữ “LV”. Tuyên bố này sau đó đã bị các chuyên gia tại Bảo tàng Louvre, nơi trưng bày bức tranh, bác bỏ.
Cẩm Bình (theo The Guardian)