Người thu nhập thấp gặp khó khi nhà xã hội có giá như nhà thương mại
Hạ tầng và bất động sản - Ngày đăng : 16:21, 13/06/2015
Tiền thì đã có nhưng nguồn cung nhà ở cho người có thu nhập thấp lại chưa phù hợp với nhu cầu của người dân. Tiền thì đã có nhưng nguồn cung nhà ở cho người có thu nhập thấp lại chưa phù hợp với nhu cầu của người dân. Tiền thì đã có nhưng nguồn cung nhà ở cho người có thu nhập thấp lại chưa phù hợp với nhu cầu của người dân. Tiền thì đã có nhưng nguồn cung nhà ở cho người có thu nhập thấp lại chưa phù hợp với nhu cầu của người dân. Tiền thì đã có nhưng nguồn cung nhà ở cho người
Quyết định này đã phần nào giúp người có thu nhập thấp tại TP.HCM có cơ hội được vay nhiều tiền hơn để mua nhà ở.
Tuy nhiên, trước đó, theo thống kê của Sở Tài chính TP.HCM, sau 10 năm hoạt động (đến tháng 8.2014), Quỹ phát triển nhà ở TP.HCM mới chỉ giải ngân cho khoảng gần 2.000 người thu nhập thấp vay mua nhà ở xã hội. Tổng số tiền giải ngân này cũng chỉ có trên 610 tỉ đồng.
Nguyên nhân khiến cho con số này vẫn còn khiêm tốn bởi hạn mức cho vay còn thấp dù tỷ lệ không chế cho vay tối đa lên đến 70% giá trị căn hộ hoặc nhà.
Trong khi đó, mua nhà với giá hợp lý đang là mong muốn của không ít người có mức thu nhập trung bình và thấp.
Theo một số chuyên gia, chính sách phát triển nhà ở hiện đã hợp lý, đáp ứng được nguyện vọng của một bộ phận người có thu nhập thấp. Để hỗ trợ người dân, Chính phủ đã đưa ra gói hỗ trợ vay nhà 30.000 tỉ.
Thế nhưng, trên thực tế, việc phát triển nhà ở xã hội và giải ngân gói vay ưu đãi này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều dự án nhà ở “mang tiếng” là nhà xã hội lại có giá bán xấp xỉ nhà ở thương mại. Trong khi đó, một số dự án nhà ở thương mại lại có giá chào bán tương đương với giá bán nhà ở xã hội.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, những năm gần đây nguồn cung nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp đã tăng lên đáng kể. Cụ thể, trong tổng số 500 dự án nhà ở đang triển khai xây dựng thì chỉ có 46 dự án dành cho người thu nhập thấp, chiếm 6,8%.
Không những vậy, theo báo cáo kinh tế xã hội 4 tháng đầu năm 2015 của UBND TP.HCM, hiện thành phố đã chấp thuận cho phép chuyển đổi 8 dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội với quy mô 3.522 căn hộ.
Trong khi đó, theo số liệu mà Sở Xây dựng TP.HCM, trên địa bàn còn hơn 100.000 người có thu nhập thấp cần chỗ ở, chiếm khoảng 1,3% dân số. Như vậy, con số nhà ở xã hội ít ỏi này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Trong một diễn biến khác, theo thống kê mới nhất của Bộ Xây dựng, giai đoạn 2012-2015 khu vực đô thị cần khoảng 700.000 căn hộ nhà ở xã hội. Đến năm 2020 sẽ cần thêm khoảng 200.000 căn (nếu nhu cầu đến năm 2015 được giải quyết hết). Trong đó: Hà Nội cần 111.200 căn, TP.HCM cần 134.000 căn, Đà Nẵng cần 16.000 căn, Đồng Nai cần 95.000 căn, Bình Dương cần 104.000 căn.
Bên cạnh đó, đến nay, cả nước đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng 102 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 38 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng 19.680 căn hộ với tổng mức đầu tư khoảng 6.810 tỉ đồng. Đồng thời, 64 dự án nhà ở xã hội cho công nhân có quy mô xây dựng 20.270 căn hộ với tổng mức đầu tư khoảng 4.440 tỉ đồng cũng đã hoàn thành.
Trên cả nước đang tiếp tục triển khai 150 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 91 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng khoảng 55.830 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 28.500 tỉ đồng, 59 dự án nhà ở xã hội cho công nhân với quy mô xây dựng khoảng 66.753 căn hộ có tổng mức đầu tư khoảng 18.100 tỉ đồng.
Phan Diệu
Tiền thì đã có nhưng nguồn cung nhà ở cho người có thu nhập thấp lại chưa phù hợp với nhu cầu của người dân.
Tiền thì đã có nhưng nguồn cung nhà ở cho người có thu nhập thấp lại chưa phù hợp với nhu cầu của người dân.