Nga sắp hoàn thiện 'mảnh ghép' cuối cùng của lá chắn phòng thủ
Chuyển động - Ngày đăng : 20:44, 19/05/2015
Ngày 19.5, giám đốc điều hành Cục thiết kế Tochmash của Nga cho biết, các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn mới được xem là "mảnh ghép" cuối cùng của lá chắn phòng thủ thế hệ mới của Nga mà họ đang phát triển sẽ được bắt đầu vào mùa hè năm nay.
Nga đã phát triển các hệ thống phòng không tầm xa S-500, S-400 thế hệ với và hệ thống phòng không tầm trung Pantsir S-1 vì vậy hệ thống phòng không tầm ngắn mới được xem là "mảnh ghép" cuối cùng của lá chắn phòng thủ thế hệ mới của Nga .
Hệ thống phòng không tầm ngắn này, mang tên Sosna, dự kiến sẽ thay thế cho các hệ thống phòng không Strela-10M hiện đang được biên chế trong các lực lượng vũ trang Nga từ thời Liên Xô chưa tan rã.
Hệ thống phòng không tầm ngắn Strela-10M sẽ được Sosna thay thế
"Năm ngoái, chúng tôi đã hoàn thành các vụ thử nghiệm ban đầu đối với hệ thống này. Vào mùa hè năm nay, các vụ thử nghiệm cấp nhà nước của hệ thống này tại tại các bãi tập bắn của các lực lượng mặt đất sẽ bắt đầu", giám đốc điều hành Vladimir Slobodchikov cho biết.
"Kết quả của các cuộc thử nghiệm này sẽ được sử dụng để xác định xem hệ thống này có đạt tiêu chuẩn để đưa biên chế trong quân đội Nga hay chưa", ông Slobodchikov cho biết thêm.
Theo Cục thiết kế Tochmash, hệ thống phòng không Sosna "được thiết kế để chống lại tất cả các mối đe dọa từ trên không, trong đó có các vũ khí chính xác cao như tên lửa hành trình và tên lửa điều khiển, trong phạm vi lên đến 10km và ở độ cao 5km".
Mô hình của xe phóng của hệ thống Sosna
Hệ thống phòng không Sosna được thiết kế sử dụng tên lửa hai tầng Sosna giống với hệ thống phòng không hải quân Palma của Cục thiết kế kỹ thuật chính xác cao Nudelmann.
Tầm bắn của nó từ 1-10km, có hai đầu đạn tấn công và hai kiểu dẫn đường (vô tuyến điện và laser), tổng trọng lượng đầu đạn là 7kg.
Đầu đạn phân mảnh thứ nhất dùng để tiêu diệt mục tiêu ở cự ly gần, đầu đạn phân mảnh thứ hai có nhiệm vụ phá hủy mục tiêu khi va chạm. Khi bay ở giai đoạn tăng tốc, nó được dẫn đường bằng vô tuyến điện.
Sau giai đoạn này, nó được điều khiển bằng hệ thống dẫn đường laser. Hệ thống dẫn đường bằng laser giúp nó có khả năng kháng nhiễu tốt, mức độ sống sót cao và hoạt động hiệu quả trong môi trường điện từ phức tạp.
Một bệ phóng di động được trang bị 12 ống phóng tên lửa, có thể hoàn tất việc lắp đặt trong vòng 12 phút. Thông thường, một xe chỉ huy có thể phối hợp với nhiều xe mang tải tên lửa cùng một lúc.
Trên xe chỉ huy được trang bị hệ thống kiểm soát để chỉ định mục tiêu, có thể sử dụng hệ thống giám sát TV hoặc Camera cảm biến nhiệt để quét một khu vực theo chiều ngang 600 và góc phương vị là 200.
Ngoài ra, hệ thống phòng không này còn có khả năng giám sát bằng hệ thống quang học bị động bao phủ cả một khu vực theo chiều ngang 3600 và góc phương vị từ -50 đến 600.
Thiên Hà (theo Sputnik News)