Chữa mắt bằng tế bào gốc vạn năng cảm ứng
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 06:28, 14/09/2014
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân không bị chảy máu hay các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, hai mối lo ngại lớn nhất của các nhà khoa học trong việc sử dụng tế bào gốc này là nguy cơ thải ghép và phát triển thành khối u.
Bác sỹ nhãn khoa Masayo Takahashi |
Tế bào vạn năng cảm ứng là một công nghệ được phát triển bởi các giáo sư Nhật Bản. Để tạo ra tế bào gốc vạn năng cảm ứng, các nhà khoa học chèn 4 gene liên quan đến tế bào gốc vào các nguyên bào sợi ở da. Các gene này sẽ giúp lập trình lại tế bào trưởng thành để trở thành các tế bào có khả năng biệt hóa.
Bác sỹ Kurimoto, dẫn đầu đội phẫu thuật, đã gởi lời cảm ơn sâu sắc tới cố nghiên cứu viên RIKEN, ông Yoshiki Sasai, người đã tự tử sau vụ scandal rút bài báo tế bào gốc STAP trên tạp chí Nature đầu năm nay, là người đã đặt nền móng cho nghiên cứu biệt hóa tế bào võng mạc.
Lời cảm ơn cũng được gửi tới nhà khoa học đoạt giải Nobel Shinya Yamanaka, ĐH Kyoto, người đã góp phần phát minh ra công nghệ iPS cells.
Sự thành công của công trình này sẽ mở đầu cho các thử nghiệm lâm sàng tiếp theo trong việc ứng dụng tế bào gốc vạn năng cảm ứng trong lĩnh vực y học tái tạo, hứa hẹn có thể giúp con người tạo ra các cơ quan ghép phù hợp với bệnh nhân.
Huy Vũ (nguồn: Nature)