5 quả bom xịt trong lịch sử công nghệ
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 18:22, 06/03/2015
Hãy điểm qua 5 quả bom xịt trong lịch sử công nghệ từng làm các ông lớn điêu đứng trong vòng 5 năm qua.
Từng có những quả bom xịt công nghệ trong lịch sử, nhưng các nhà sản xuất dường như không quan tâm đến những thất bại nay đã thuộc về quá khứ. Tại hội chợ viễn thông di động quốc tế MWC 2015 ở Barcelona, Tây Ban Nha. nhiều hãng công nghệ không ngần ngại bày tỏ tham vọng phế ngôi trên của Samsung và Apple trong phân khúc điện thoại thông minh.
Các hãng thi nhau khoe những mẫu điện thoại mới nhất của mình để thu hút sự chú ý của truyền thông và các fan công nghệ. Đây cũng là lúc họ đưa ra các lời tuyên bố hùng hồn về tiềm năng bị thổi phồng của hàng tá sản phẩm.
Nhân dịp này, giới chuyên gia tỉnh táo điểm lại những quả bom xịt của các gã nhà giàu công nghệ trong vòng 5 năm qua:
1. Hệ điều hành MeeGo - Nokia N9 (2010)
MeeGo bị người tiêu dùng thờ ơ và trở thành thất bại công nghệ đáng nhớ của Nokia |
Vào năm 2010. Nokia phát triển dòng điện thoại chạy hệ điều hành MeeGoocó tính năng màn hình chạm. Nokia tự tin dùng MeeGo tuyên chiến với với hệ điều hành iOS của Apple và Android của Google. Tập đoàn này tỏ ra lạc quan quá mức khi tuyên bố điện thoại sử dụng hệ điều hành MeeGo của họ sẽ được sử dụng khắp nơi.
Sự thật phũ phàng: Phần cứng đắt tiền của Intel và thái độ lạnh nhạt của những nhà sản xuất điện thoại khác đã ghìm bước tiến của MeeGo. Nokia chỉ sử dụng MeeGo một lần duy nhất trên mẫu điện thoại N9 và sau đó nhanh chóng chuyển qua dùng hệ điều hành của Microsoft.
2. Window Phone 7 (2010)
Microsoft tự huyễn hoặc rằng vũ khí Window Phone 7 sẽ đánh bại Apple, Google, và BlackBerry
Đại gia Microsoft tuyên bố hệ điều hành của họ cuối cùng đã đánh bại 3 đại gia Apple, Google, và BlackBerry. Họ trình làng Window Phone 7 cùng với vẻ ngoài bóng bẩy cùng tính năng tích hợp mạng xã hội như Zune music và các máy chơi game X-box.
Sự thật phũ phàng: Chỉ có mỗi hãng Nokia cam kết gắn bó với hệ điều hành của Microsoft, và sau đó là Microsoft phải mua luôn mảng kinh doanh điện thoại di động của tập đoàn Nokia. Giá cổ phiếu điện thoại thông minh của Microsoft giảm từ 7.9% vào năm 2010 xuống còn 3% trong năm ngoái, theo Công ty nghiên cứu thị trường Gartner.
3. Optimus 3D (2011)
LG ngừng sản xuất Optimus 3D sau 2 năm liền nhận doanh số èo uột |
Hãng LG cho biết điện thoại này có khả năng ghi hình 3D và cho người sử dụng xem hình 3D mà không cần phải mang kính chuyên dụng. Điều này làm dấy lên niềm phấn khích cho người tiêu dùng và đưa tên tuổi LG lên vị trí lãnh ấn tiên phong của những xu hướng công nghệ mới.
Sự thật phũ phàng: Điện thoại Optimus 3D của LG chạy chậm chạp, với góc nhìn bị hạn chế, thời lượng pin ngắn, và những nội dung 3D không khiến người sử dụng cảm thấy hứng thú. Rốt cuộc, LG đành bỏ cuộc sau 2 năm.
4. Playbook (2011)
Playbook của BlackBerry bị ế ẩm, nó trở thành quả bom xịt công nghệ tỷ đô |
BlackBerry vốn là ông lớn trong lĩnh vực sản xuất thiết bị thông minh. Họ tự tin tuyên bố về phần cứng mạnh mẽ, khả năng xử lí đa nhiệm cùng với thiết kế camera ở cả 2 mặt trước và sau của sản phẩm.
Sự thật phũ phàng: Cả giới công nghệ lẫn người tiêu dùng đều ghét Playbook. Nó thiếu một ứng dụng email và pin thì yếu ớt. BlackBerry đành ngậm ngùi tống tiễn Tablet sang chảnh của họ. Trị giá hàng tồn kho của BlackBerry lên đến 1 tỷ đô-la Mỹ.
5. Xperia Play (2011)
Giá đắt đỏ khiến Xperia Play thảm bại |
Hãng Sony cho quảng cáo rầm rộ tại sự kiện Super Bowl, thiết bị cầm tay này được quảng cáo là cho phép các game thủ chơi các game chạy trên máy Play Station.
Sự thật phũ phàng: Giá của nó quá chát, bằng giá của một chiếc điện thoại Android và một thiết bị chơi game cầm tay cộng lại, như chiếc máy Play Station của Sony chẳng hạn.
Trở lại với câu chuyện những thiết bị được các hãng quảng cáo rầm rộ tại Barcelona, giới quan sát cho rằng chẳng cần bao lâu nữa những quả bom xịt tiếp theo của các đại gia công nghệ sẽ sớm lộ diện.
Nguyễn Thị Quỳnh Như (theo Bloomberg)