7 cách giúp trẻ tự kiểm soát bản thân

Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 09:25, 28/03/2015

Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng trẻ nhỏ biết nhiều hơn so với độ tuổi khi chúng có thể đi, nói chuyện và tranh luận với người lớn; tuy nhiên não bộ trẻ nhỏ thực ra vẫn chưa phát triển hoàn thiện, chưa thể tự kiểm soát bản thân.
Đã bao giờ bạn gặp một đứa trẻ luôn tỏ ra lấn át trong các cuộc tranh luận, hay một đứa trẻ cứ vồ lấy các món đồ nơi công cộng, ngay cả khi được nhắc đừng chạm vào? Bạn nghĩ sao về một đứa trẻ không cần biết là phải chờ đến lượt? Đó có phải là những đứa trẻ "hư", hay cần được người lớn dạy cách kiểm soát sự bốc đồng mang tính bản năng?
Tại sao trẻ không thể tự kiểm soát bản thân? Trẻ nhỏ bốc đồng và mất kiểm soát bản thân có thể cần được để ý hơn để xem đó có phải là biểu hiện của hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD), hội chứng rối loạn chống đối và thách thức (Oppositional Defiance disorder) hay không. Tuy nhiên, những cách cư xử trên ở đa số trẻ không phải là dấu hiệu bệnh lý, đơn giản là trẻ cần được dạy cách kiểm soát bản thân ở những địa điểm khác nhau.
Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng trẻ nhỏ biết nhiều hơn so với độ tuổi khi chúng có thể đi, nói chuyện và tranh luận với người lớn; tuy nhiên não bộ trẻ nhỏ thực ra vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
Quá trình trẻ học cách kiểm soát bản thân diễn ra thông qua sự khám phá và bắt chước xung quanh, chứ không qua những bài giảng khô khan và hình phạt. Sự khám phá và bắt chước diễn ra chậm, trong suốt tuổi thơ. Sau đây là 7 mẹo để dạy trẻ cách kiểm soát bản thân hiệu quả nhất:
1. Giúp trẻ nhận ra hành vi cư xử mang tính bốc đồng
Sự bốc đồng khiến cho trẻ lạc lõng, bỏ qua những hành động phù hợp, khiến trẻ không đến xỉa đến mọi việc xung quanh. Bên cạnh việc giúp trẻ học cách kiểm soát bản thân, người lớn cần phân tích hành động vừa diễn ra, giúp trẻ nhận ra sự bốc đồng của mình đế điều chỉnh vào lần sau.
2. Đưa ra phương án rõ ràng để trẻ tự kiểm soát bản thân
Tập trung vào hành động chưa đúng của trẻ chỉ là một nửa của quá trình. Nhớ nói cho trẻ nắm được rằng đáng lẽ con nên cư xử như thế nào. Hãy nói những câu dạng như: “Con không nên mải miết chơi game, đặc biệt khi con có khách. Hãy nghĩ về 4 việc con có thể làm hoặc chơi cùng bạn nhé!”.
3. Không giáo điều
Trẻ nhỏ cần thời gian để hiểu, ghi nhớ và áp dụng thông tin. Khi bạn giảng giải quá cao siêu, trẻ sẽ bị quá tải, từ đó bất hợp tác và không lắng nghe nữa.
4. Nói ngắn gọn, dễ hiểu
Dùng các câu ngắn và các ví dụ miêu tả sinh động. Những câu nói ngắn, dễ hiểu giúp trẻ ghi nhớ nhanh và sẽ ngấm vào trẻ cho dù trẻ chỉ nghe 1 lần.
5. Đưa ra các dấu hiệu
Dùng các dấu hiệu nhắc nhở. Ví dụ, nếu trẻ không ngồi vào bàn và chơi như bạn để nghị, hãy dùng vài cây bút màu vẽ vòng tròn nơi bạn muốn trẻ ở trong đó. Ngồi bên cạnh với trẻ và nếu trẻ rời khỏi bàn, nhắc trẻ về vòng tròn bằng cách yêu cầu trẻ ở trong đó trong khi bạn đếm từ 1 đến 20.
6. Dạy trẻ suy nghĩ trước khi hành động
Chìa khóa của việc loại bỏ hành vi bốc đồng là dạy và nhắc nhở trẻ phải suy nghĩ trước khi hành động, và điều này phải lặp đi lặp lại để trẻ ghi nhớ.
7. Hãy để trẻ học từ kinh nghiệm thực tế
Trẻ học từ thực tế nhanh hơn là những bài giảng rất nhiều. Cách tốt nhất để củng cố những điều trẻ học là để trẻ bắt chước. Sau mỗi lần bạn hoàn thành một hành động đúng thay cho hành vi sai của trẻ, hãy đề nghị trẻ lặp lại. Làm như vậy trẻ sẽ hiểu và nhớ rất lâu.
Theo Tiến Lê (Thanh Niên)

Một Thế Giới