Nét Xuân trên trang báo xưa
Câu chuyện văn hóa - Ngày đăng : 10:50, 19/02/2015
Năm nào cũng vậy, cứ tháng Chạp trở đi các sạp bán báo lại rực rỡ những tờ báo xuân đầy màu sắc. Làm cho không khí đón xuân thêm rộn ràng, náo nức. Chẳng biết từ bao giờ, tờ báo Xuân đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu được trong phong tục đón Tết của nhiều gia đình người Việt
Từ những hạt giống của báo Xuân...
Năm 1965, tờ Gia Định đã mở đầu cho sự ra đời của nền báo chí Việt Nam.Trong giai đoạn khởi thủy của nền báo chí nước nhà chưa có ấn phẩm báo xuân.
Vậy tờ báo xuân đầu tiên có tự bao giờ? Trên tờ Văn nghệ TP.HCM ra ngày 17-1-1986, nhà văn Sơn Nam cho rằng “Báo Lục Tỉnh Tân Văn số ra ngày 27 tháng chạp năm Đinh Tỵ tức ngày 30-1-1908 có thể là số báo xuân đầu tiên của báo chí Việt”.Tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu lại có quan điểm tờ báo xuân đầu tiên trong lich sử báo chí Việt Nam không phải là tờ Lục Tỉnh Tân Văn năm Đinh Tỵ mà là Phạm Quỳnh.
Ngay trong Tết đầu tiên kể từ khi ra mắt, chủ bút Phạm Quỳnh đã chủ trương cho ra mắt tờ báo Tết để “...giời ấm khí hòa, cảnh vật tươi cười, lòng người hớn hở, lại muốn không trái cái chủ nghĩa lúc bình thường, bèn định in riêng ra tập ngày Tết này, ngoài những số báo thường, trước là để cùng quốc dân góp một phần vào cuộc vui chung, sau là để tặng các bạn đọc báo đã có bụng tin yêu gửi mua từ đầu đến nay một cái quà hợp với cảnh năm mới...’’.
Sau Nam Phong tạp chí số Tết 1918, một số tờ báo khác như Đông Pháp Thời Báo hoặc Thần Chung báo cũng cho ra mắt các ấn phẩm trong dịp Tết. Tuy rằng cả Lục Tỉnh Tân Văn 1908, Nam Phong tạp chí số Tết 1918 và các tờ báo Tết giai đoạn này chưa phải là tờ báo xuân định kỳ, nhưng đã mở màn, đặt nền móng cho “cái lệ” làm báo Xuân sau này của làng báo Việt Nam.
Đến vườn báo Xuân đầy hương sắc
Trong những năm thập niên 30 của thế kỷ 20, ấn phẩm Xuân đã bắt đầu được chú ý. Đầu tiên là tờ Phụ Nũ Tân văn của Đào Trinh Nhất ra ấn phẩm số Xuân Canh Ngọ 1930 mở màn cho phong trào làm báo Xuân giai đoạn đó.
|
Phụ nữ Tân Văn |
Các năm sau, Phụ nữ Tân Vănđịnh kỳ cho ra mắt các ấn phẩm báo Xuân. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Phụ Nữ Tân Văn đã mở đầu cho khuôn mẫu báo xuân truyền thống của làng báo ngày nay.
Ở Bắc kỳ, tờ báo Xuân được coi là “tiêu chuẩn” của làng báo phía Bắc chính là tờ Đông Tâytuần báo của Hoàng Tích Chu.
Sau tờ Đông Tây, ấn phẩm báo Xuân nở rộ khắp cả nước với sự ra đời của hàng loạt tờ báo Xuân như Loa số Xuân 1936 của Bùi Xuân Học, Ích Hữu số Xuân 1937 của Vũ Đình Long, Tập văn chơi Xuân 1935 (Bắc Kỳ), Đuốc Nhà Nam (Nam Kỳ)....
Một trong những tờ báo nổi tiếng trong thập niên 1930 là tờ Phong Hóa tuần báo và NgàyNay của nhóm Tự Lực Văn đoàn. Phong Hóatuần báo được ra mắt bạn đọc năm 1932 do nhà văn Nhất Linh và nhóm Tự Lực Văn đoàn khởi xướng. Đây là tuần báo trào phúng, hài hước hấp dẫn nhất vào thời điểm bấy giờ. Trong 4 năm tồn tại (tù 1932 đến 1936), Phong Hóatuần báo ra 4 số báo Xuân (1934,1935,1936) với trình bày đẹp mắt và hấp dẫn bạn đọc.
Nối tiếp Phong Hóa tuần báo là tờ Ngày Nay,tuy chỉ tồn tại đến tháng 9-1940 nhưng trong mấy năm đó tờ Ngày Nay cho ra mắt liên tiếp 4 kỳ báo Xuân (Tết 1937,1938,1939 và 1940). Minh họa cho báo Xuân của Phong Hóa và Ngày Nay là các họa sĩ lừng danh của trường Mỹ thuật Đông Dương như Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cát Tường (Lemus), Nguyễn Gia Trí (Rigt).
Các minh họa đều mang chủ đề mùa xuân như thiếu nữ với hoa xuân hoặc các con vật tượng trưng cho con giáp trong năm, đôi khi là biến tấu từ tranh dân gian. Ví dụ như tờ Ngày Nay số Tết 1938, họa sĩ Nguyễn Gia Trí (Rigt) biến tấu từ bức tranh "Ngũ Hổ” rất nổi tiếng của tranh hàng Trống. Các “ông Hổ” mang cờ Nhật, cờ Đồng Minh, cờ Phát xít tượng trưng cho các phe trong Đệ nhị thế chiến.
Báo Xuân Việt nam đã có chặng đường gần 1 thế kỷ hình thành và phát triển Bước sang thập niên 1940, nền báo chí Việt Nam xuất hiện thêm nhiều tờ báo khác như Trung Bắc Chủ nhật của Nguyễn Doãn Vượng, Tiểu Thuyết thứ Bảy của Vũ Đình Long, Tri Tân tạp chí của Nguyễn Tường Phượng, Thanh Nghị tạp chí của Vũ Đình Hòe...ấn phẩm báo Xuân lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết. Có thể nói, thập niên 1940 báo Xuân đã trở thành vườn hoa đầy hương sắc trong làng báo nước nhà.
Báo Xuân Việt nam đã có chặng đường gần 1 thế kỷ hình thành và phát triển. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ làm báo những ấn phẩm báo Xuân liên tục cải tiến về nội dung và hình thức để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của độc giả.
Nhưng giờ đây, lần giở nét xuân trên trang báo xưa, những ngón tay như chạm vào quá khứ khiến ta không khỏi bồi hồi, xúc cảm. Ngoài trời xuân đang về...
Bảo Thu
(Thể thao ngày nay)
Một Thế Giới