Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc chạm mức thấp nhất 6 năm
Thị trường và chính sách - Ngày đăng : 08:33, 10/08/2015
Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc đã giảm xuống 5,4%. Như vậy, chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc đã chạm mức thấp nhất trong 6 năm, điều này đang báo hiệu nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới vẫn còn phải đối mặt với áp lực giảm phát và Chính phủ Bắc Kinh cần phải nới room để hỗ trợ thêm cho nền kinh tế đang suy thoái này.
Đây cũng là mức chỉ số tồi tệ nhất của Trung Quốc kể từ tháng 10 năm 2009 và đánh dấu 40 năm liên tiếp chỉ số giá sản xuất giảm.
Sự sụt giảm chỉ số giá sản xuất chứng tỏ các ngành công nghiệp của Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng nhu cầu yếu ở cả trong và ngoài nước.
Một cuộc khảo sát nhà máy chính thức vào hồi tuần trước cho thấy điều kiện tồi tệ đã buộc các công ty phải cắt giảm biên chế trong 21 tháng liên tiếp và các nhà sản xuất phải giảm giá bán hàng xuống mức thấp nhất trong 6 tháng để gia tăng cạnh tranh.
Cùng với sự giảm tốc trong nền kinh tế Trung Quốc, lạm phát tiêu dùng hàng năm vẫn ở mức 1,6% dù giá thịt lợn gia tăng mạnh, cao hơn so với ước tính 1,5% và tăng từ 1,4% trong tháng 6.
Các dữ liệu cho thấy lạm phát giá thịt lợn đang có xu hướng tăng giá nhanh nhất, với mức giá tăng mạnh 16,7% do sự sụt giảm mạnh trong các nguồn cung cấp lợn.
Giá thịt lợn là một yếu tố quan trọng trong giỏ chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc. Vì vậy, một số nhà kinh tế ước tính rằng lương thực chiếm hơn 30% trong chỉ số tiêu dùng.
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế khác lại không tin rằng chỉ một mình giá thịt lợn cao sẽ phá vỡ việc nới lỏng chính sách trong những tháng tới của Trung Quốc, vì chính phủ Bắc Kinh đang đặt mục tiêu giữ mức tăng trưởng kinh tế ở mức 7%.
Theo đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất 4 lần kể từ tháng 11 và giảm nguy cơ tương đối cho các ngân hàng lớn xuống còn 150 điểm cơ bản.
Một cuộc khảo sát riêng trong tuần qua cho thấy, hoạt động sản xuất tại Trung Quốc vào tháng 7 vừa qua đã sụt giảm mạnh nhất trong 2 năm.
Ngoài ra, dữ liệu trong tuần này cũng chỉ ra điểm yếu của những đổi mới trong nền kinh tế Trung Quốc, lợi nhuận công nghiệp giảm trong tháng 6 dựa trên giá hàng hóa giảm, trong khi các khoản nợ xấu của ngân hàng đang gia tăng mạnh trong nửa đầu năm nay.
Cùng với bức tranh ảm đạm trong nền kinh tế, việc bán tháo cổ phiếu vào hồi đầu tháng này đã làm rung chuyển niềm tin kinh doanh và niềm tin người tiêu dùng Trung Quốc, mặc dù các biện pháp hỗ trợ của chính phủ vẫn luôn được đưa ra tới bây giờ.
Tuyết Nhung (Theo The The Straits Times)