Sự thật về thần dược Sâm thốt nốt chữa bệnh gan
Ẩm thực và dinh dưỡng - Ngày đăng : 11:07, 15/05/2015
Như những thông tin chúng tôi đã đưa trước đây, Sâm thốt nốt là bài thuốc gia truyền đã được 100 năm. Tuy chưa có đơn vị y tế nào tiến hành nghiên cứu khoa học nhưng với số lượng bệnh nhân sử dụng và cho kết quả giúp thải độc gan trong một thời gian dài với chi phí khá thấp cho thấy loại thảo dược này thật sự mang lại giá trị lợi ích bảo vệ sức khỏe cho con người. Sau đây là phần trả lời câu hỏi của Bác sĩ Trần Văn Năm, về sâm thốt nốt.
Bác sĩ Trần Văn Năm, Viện phó Viện Y Dược học dân tộc Tp. Hồ Chí Minh |
Bác sĩ Trần Văn Năm: Theo tài liệu do Lương y Hai Dậu cung cấp, Sâm thốt nốt là một bài thuốc được truyền từ ông Ngoại của ông là Lương y Phạm Văn Lào được sử dụng trong hoàng gia Campuchia cách đây 100 năm. Cho đến hiện nay, vẫn có rất nhiều người đang sử dụng với tác dụng phục hồi chức năng thải độc của cơ thể nói chung và của gan nói riêng.
Bài thuốc gồm các dược liệu như sau:
- Cây Thốt nốt có tên La tinh là Borssus flabellifer L. Họ Dừa: Rễ, hoa và trái thốt nốt: với ba bộ phận này của cây Thốt nốt (theo tài liệu ) có tính kháng sinh thực vật, kháng viêm, hạ sốt, điều trị lợi tiểu.
- Sâm tam thất là vị thuốc quý được sử dụng trong YDCT (Y học cổ truyền) từ rất lâu, có tác dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giảm kết dính tiểu cầu, tăng hồng cầu, kháng tế bào ung thư trên thực nghiệm.
- Hoàng kỳ, Linh chi, Thổ phục linh... có tác dụng tăng sức đề kháng, bảo vệ tế bào gan, thải độc, hạn chế sự tăng sinh bất thường của tế bào.
- Hai vị thuốc Thổ huỳnh long và Thổ bạch long chưa có trong danh sách cây thuốc của Việt Nam và chưa có đơn vị y học cổ truyền nào đưa ra nghiên cứu khoa học chính thức nên vẫn chưa biết rõ được tác dụng của chúng. Nhưng nhìn chung bài thuốc sâm thốt nốt có tác dụng: Tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, giúp cơ thể bệnh nhân tăng thải độc qua đường đại – tiểu tiện, bảo vệ tế bào gan, kích thích tiêu hóa.
Câu hỏi: Thưa bác sĩ, hiện tại Sâm thốt nốt đã được thực hiện nghiên cứu khoa học chính thức chưa?
Câu hỏi: Xin bác sĩ cho biết thêm ý kiến của mình đối với những bệnh nhân sử dụng phương thuốc gia truyền sâm thốt nốt để điều trị bệnh.
Bác sĩ Trần Văn Năm: Qua một thời gian theo dõi một số người bệnh mắc các bệnh lý về gan như: Viêm gan do rượu, do virus xơ gan giai đoạn đầu, gan nhiễm mỡ không do rượu hay những bệnh nhân ung thư các loại và đang được hóa trị, xạ trị… Tôi nhận thấy Sâm thốt nốt giúp họ chống lại sự mệt mỏi, ăn ngủ tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, giúp bệnh nhân hạ Bilirubin trong máu và giảm men gan so với trước khi dùng Sâm thốt nốt.
Nhưng cũng xin lưu ý thêm, khi đang thực hiện hóa, xạ trị liệu…không nên tự ý bỏ dở việc điều trị này mà chỉ dùng Sâm thốt nốt. Vì việc này có thể làm giảm kết quả điều trị. Người bệnh nên kết hợp phương pháp điều trị đông-tây y (khi đã có chỉ định của bác sĩ) để có thể mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Bác sĩ Trần Văn Năm: Như các phương tiện truyền thông đã đưa tin trước đây đã có rất nhiều người sử dụng Sâm thốt nốt và đạt được kết quả rất tốt. Nhưng với bất kỳ một loại dược liệu nào dù có tốt đến đâu thì chúng không thể chữa được bá bệnh và bài thuốc Sâm thốt nốt cũng vậy, nó không thể phù hợp với tất cả các loại bệnh cũng như không phải người bệnh nào cũng dung nạp được. Vì vậy, khi có ý định sử dụng bất kỳ loại thuốc đông y nào bạn cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc, để được kê toa phù hợp với sức khỏe, cơ địa của mình. Đặc biệt với những người bệnh có thể mắc phải bệnh gan nhưng không chắc là bạn có thể sử dụng sâm thốt nốt khi chưa có sự thăm khám của bác sĩ xem cơ thể mình có kèm theo bệnh khác hay không.
Với những người bệnh gan có kèm theo viêm loét dạ dày (đau vùng thượng vị, đầy chướng bụng sau khi ăn) là một ví dụ nên lưu ý khi lưu ý khi sử dụng, hoặc người bệnh đang bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, tổng trạng sức khỏe quá suy nhược, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sâm thốt nốt để có kết quả tốt nhất mà vẫn bảo vệ được sức khỏe.
Huỳnh Châu