6 thói quen ăn uống sai lầm càng ăn càng mau yếu

Ẩm thực và dinh dưỡng - Ngày đăng : 06:28, 10/04/2015

Trong thói quen ăn uống hàng ngày,  có những thực phẩm tưởng cao cấp, càng ăn càng tốt, hóa ra lại không hề đủ chất dinh dưỡng và không hề có lợi cho sức khỏe như bạn lầm tưởng. 
1. Càng ăn nhiều rau, càng giảm hấp thu sắt và chất béo
6 thoi quen an uong sai lam cang an cang mau yeu-hinh-anh-1
Ảnh minh họa 
Tưởng đúng: ăn rau củ quả vẫn được cho là chế độ ăn lành mạnh. Vì nó đem lại lợi ích chống táo bón, ngừa ung thư, giảm nguy cơ tim mạch. Vì thế, bạn tưởng rằng càng ăn nhiều rau quả càng tốt. Có người chỉ chọn chế độ ăn thuần cơm và rau. Đến 3/4 sổ bữa ăn thiên về rau như thể rau là món chính. Chế độ ăn như vậy sẽ đảm bảo sống lâu, sống thọ, sống khỏe? 
Sự thật: nhưng sự thật lại không phải như vậy. Rau là một thực phẩm không giàu dinh dưỡng, ăn vào chỉ nhiều chất xơ. Nếu chúng ta ăn quá nhiều rau sẽ làm căng dạ dày, không ăn được thực phẩm khác, nhanh no. Điều này dẫn đến thiếu chất và năng lượng sống. Bạn sẽ thiếu chất bột, chất đạm, chất béo, bị mệt mỏi, gầy gò, làm việc không tốt. Ăn quá nhiều rau sẽ làm đường ruột to ra, sinh hơi và bạn rất hay xì khói, ợ hơi. Một chế độ ăn quá nhiều rau sẽ làm ảnh hưởng đến hấp thu sắt và chất béo. Vì đặc tính của chất xơ trong đa phần rau củ quả là hòa quyện với chất béo làm chất béo không được hấp thu tối đa. Lượng sắt trong ruột sẽ bị hấp thu giảm xuống còn chừng 2/3 so với thông thường. Như vậy, sẽ không tốt cho người gầy, người ốm, ngưòi yếu, ngưòi tập thể lực, trẻ em và bà mẹ mang thai. 
Vấn đề là bạn cần ăn đủ rau, không ăn thừa. Một ngày, bạn chỉ cần ăn chừng 400 - 500g rau là đủ. 
2. Càng xài dầu đậu nành, càng tích tụ chất béo, tế bào mỡ
6 thoi quen an uong sai lam cang an cang mau yeu-hinh-anh-2
 Ảnh minh họa
Tưởng đúng: dầu đậu nành và các loại dầu thực vật vẫn được quảng bá là tốt cho tim mạch, tốt cho huyết áp, làm giảm rối loạn mỡ máu, tống bỏ cholesterol thừa. Bạn cho là vậy nên đã ăn dầu đậu nành thoải mái, món gì cũng cho dầu vào. Điều này là không đúng nhé. 
Sự thật: đúng là dầu đậu nành làm cắt giảm nguy cơ tim mạch. Yì ừong dầu đậu nành có rất ít acid béo no (1/3), còn lại là aciđ béo chưa no (2/3). Lưựng acid béo no giảm xuốnt và acid béo chưa no nhiều lên giúp vỆn chuyển mỡ thừa ở thành mạch. Do đó, giúp giảm nguy cơ mạch vành. Ay nhưng không phải càng ăn nhiều thì càng có lợi cho tim mạch. Dù là dầu đậu nành hay là dầu thực vật nào đi nữa, chúng đều có bản chất là chất béo. Chất béo vô cùng nhiều năng lượng. Cùng một khối lượng như nhau, chất béo cung cấp năng lượng lớn hơn trên 2 lần so với chất đạm và chất tinh bột. Việc ăn quá nhiều chất béo sẽ dẫn tới thừa chất. Việc vận chuyển mỡ thừa chỉ thực hiện được khi nồng độ chất béo trong gan nằm trong khả năng chuyển hóa. Khi ăn quá nhiều dầu, nồng độ chất béo tăng vọt, chúng đương nhiên sẽ được tích tụ hóa ở các tế bào mỡ, cố định ở trong ổ bụng, lồng ngực, thành mạch và thành tim. Điều này rõ là không có lợi cho tim mạch. Vậy ăn bao nhiêu là đủ? Với một người thông thường, làm việc nhẹ nhàng, một ngày chỉ cần ăn chừng 40g dầu là đủ, tương đương vói 3 - 4 thìa súp dầu/ngày. Vì chất béo còn được bổ sung sung từ thịt, cá, trứng, sữa. 
3. Càng uống nhiều sữa, càng chán ăn
6 thoi quen an uong sai lam cang an cang mau yeu-hinh-anh-3
 
Tưởng đúng: sữa vẫn được coi là thực phẩm bổ dưỡng. Nó thường được coi là thực phẩm cao cấp và tạo nên sự khác biệt trong đẳng cấp xã hội. Chỉ những con nhà giàu mới có đủ điều kiện uống sữa, còn với con nhà nghèo và con em vùng nông thôn, vùng xa, sữa vẫn là giấc mơ xa vời. Vậy nên, bạn tưởng rằng uống nhiều sữa là tốt. Đã có nhiều gia đình chấp nhận cho con uống sữa thay nước thông thường. Có bạn gái hoàn toàn không uống nước trắng? Thay thế nước trắng hoàn toàn bằng sữa có lợi hay không? Tưởng tốt hóa lại không. 
Sự thật: đúng sữa là thực phẩm cao cấp và rất mực cân bằng. Nhưng việc uống sữa thay nước lại không tốt như mong đọi. Nếu uống nhiều sữa quá, ví dụ uống một ngày 2 lít sữa, hoàn toàn thay nước, bạn sẽ bị no, vị ngọt của sữa làm chai lỳ cảm giác. Bạn sẽ không còn cảm thấy ngon nữa khi ăn. Bạn sẽ bị giảm ăn tự nhiên, dẫn tới thiếu chất. Đồng ý là sữa có nhiều chất, nhưng lượng chất này không đủ năng lượng cho bạn. Trong chừng 200ml sữa thông thường chỉ có chừng 150kcal. Để cung cấp đủ cho một ngày chừng 2.000kcal, bạn cần uống tới 2.500ml sữa, sẽ là quá tải. Hơn thế, uống sữa xong, chúng nhanh xuống ruột, bạn sẽ cảm thấy rất nhanh đói, cồn cào, khó chịu vì chỉ chừng 15 - 30 phút sau, dạ dày trống rỗng. Đó là đặc trưng cho nước và dịch thể khi qua dạ dày. Uống quá nhiều sữa có thể làm thừa can xi. Can xi quá nhiều sẽ làm tăng đào thải qua thận. Thận có thể có nguy cơ bị sỏi thận. Vậy uống bao nhiêu sữa là đủ? Chỉ cần chừng 400 - 500ml sữa một ngày. Buổi tối, nên uống sữa nóng thì có lợi hơn cho điều hòa vận mạch. Chừng đó sữa tương đương vói 2 cốc sữa một ngày là có một cơ thể khỏe mạnh. 
4. Càng chiên kỹ, càng không ngon 
6 thoi quen an uong sai lam cang an cang mau yeu-hinh-anh-4
 Ảnh minh họa
Tưởng đúng: bạn đã từng rán khoai tây, khoai lang, rán nem, rán bánh chưa? Rồi phải không? Bạn sẽ thấy là rán càng nhiều mỡ, càng lâu thì bánh càng ngon. Vậy nên bạn tưởng rán càng kỹ thì càng tốt. Vì càng giết được nhiều vi khuẩn. Thực tế hóa ra lại không tốt. 
Sự thật: rán càng lâu, càng chín kỹ và càng đảm bảo an toàn. Rán càng lâu càng thấy ngon vì càng dòn, dầu lại thấm sâu vào trong nên ăn cảm thấy béo ngậy. Nhưng không phải rán càng lâu càng tốt. Rán càng lâu, thực phẩm càng bị chín già, già quá hóa cháy. Phần hữu cơ cháy dở dang sẽ biến thành chất cháy dở CO có thể làm cho bạn có nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Rán càng lâu, dầu càng tích nhiệt cao, càng dãn đến điểm cháy của dầu. Khi đó, bạn cảm thấy dầu có mùi khét, có làn khói xanh bốc lên. Lúc đó, dầu đã bị cháy một phần và biến chất, không còn có lợi. Rán càng lâu, bạn càng làm biến tính vitamin A, vitamin D vốn hiện hữu nhiều trong thực phẩm. Bạn sẽ không tận thu được 2 vitamin này. Rán càng lâu, dầu càng ngấm sâu, bạn càng có nguy cơ thừa béo, vốn đã là nguy cơ với ngưòi thừa chất. Vậy rán đến cỡ nào là đủ? Bạn chỉ cần rán đến khi vàng mặt, chọc vào thực phẩm thấy không còn nước sống chảy ra. Tất nhiên, bạn phải thái lát đủ để dầu thấm vào trong cho chín thực phẩm. Khi rán, nhớ để lửa nhỏ để đủ sôi dầu là vừa. Bạn cũng không nên tận dụng dầu rán đi rán lại. Khi thấy dầu có lớp nước hơi sậm, là bạn đã nên đổ bỏ vì dầu đã có nhiều phần bị thoái hóa. 
5. Càng ăn nhiều cá, càng dễ nhiễm khuẩn và giun sán
6 thoi quen an uong sai lam cang an cang mau yeu-hinh-anh-5
 Ảnh minh họa
Tưởng đúng: cá vẫn được cho là thực phẩm giàu chất béo chưa bão hòa, tốt cho tim mạch. Cá lại có nhiều chất đạm, lợi cho cơ thể. Nên bạn thấy ăn nhiều cá thì càng tốt. Bạn đã từng ép con ăn cá cả tuần trời hay là ít ra số lần ăn cá cũng gần như áp đảo. Bữa ăn của bạn toàn cá, từ món rán, đến món nấu và đến món kho. Tưởng vậy, sức khỏe sẽ thịnh lên, nhưng lại không.
Sự thật: cá đúng là tốt nhưng không phải là tất cả. Cá tốt là vì có acid béo chưa bão hòa. Nhưng lượng acid này chỉ phát huy tác dụng khi lượng béo không bị thừa ra. Khi đã thừa sẵn chất béo, lượng chất béo của cá chỉ đổ thêm dầu vào lửa. Cá có nhiều acid amin nhưng chủ yếu có nhiều acid amin loại glutamin, aspactic, lysin, valin. Các acid amin cần thiết (bắt buộc phải bổ sung bên ngoài) khác như methionin, tryptophan, threonin lại không phải là sở trường của cá mà là sở trường của thịt và đạm thực vật. Ví dụ như thịt gà có nhiều isoleucin, đậu nành có nhiều leucin, methionin có nhiều trong thịt lợn... Bạn biết không, cá còn chứa nhiều chất nhớt và chất tanh. Chúng cũng là nơi trú ngụ của vi khuẩn gây bệnh và giun sán. Nếu như chế biến cá không kỹ và không an toàn, bạn rất dễ nhiễm bệnh. Cá còn là nguồn chứa một số kim loại nặng và thủy ngân như các loại cá nước biển hoặc cá tầng đáy sâu như cá quả. Nếu cứ mải mê ăn cá, ăn lươn, ăn chạch, bạn sẽ bị tích tụ các chất rất không có lợi này. 
6. Càng ăn nhiều ớt, càng dễ viêm bao tử
6 thoi quen an uong sai lam cang an cang mau yeu-hinh-anh-6
Ảnh minh họa 
Tưởng đúng: ớt là một thực phẩm cay nóng. Ăn vào làm cho người nóng lên, thổi phù phù và toát hết mồ hôi. Nó là món ăn mạnh nên bạn nghĩ rằng càng ăn nhiều ớt càng nam tính.
Sự thật: ớt là thực phẩm cay. Đúng là chỉ có những người có sức chịu đựng giỏi mới có thể chịu được cay. Thường nam giới có sức chịu đựng giỏi hơn nên mới có thể chịu được ớt. Nhưng điều đó không có nghĩa là ớt là chỉ của nam. Sở dĩ ớt cay là vì trong ớt có chứa chất tên là Capsaicin và một số chất khác thuộc nhóm chất capsaicinoid. Chất này tạo ra cảm giác cay và bỏng rát. Nhưng giữa Capsaicin và độ mạnh mẽ của đàn ông lại ít liên quan đến nhau. Cụ thể, những chỉ tiêu đo sức mạnh đàn ông như sức cơ, cấu trúc cơ, nồng độ testosteron, số lượng và chất lượng tinh trùng, cấu trúc xương, dáng đi, độ ham muốn... lại ít liên quan tới Capsaicin. Chất này không làm tăng nồng độ testosteron, hoóc- môn chúa tể của nam giới. Capsaicin, trái ngược lại, chỉ gây ra cảm giác bỏng rát mà thôi. Cố nhiên, nó có một số tác dụng hữu ích khác nữa. Vậy nên ăn ớt thế nào? Nên ăn đủ độ cay của bạn. Đừng cố gắng chứng tỏ nam tính mà ngốn nhiều ớt. Bạn chỉ cần dầm nhỏ ớt hoặc cắt nhỏ ớt vào bát nước chấm, chừng 1 vài lát là ổn. Nếu thấy chưa đủ, bạn có thể cho thêm từng ít một. Chỉ nên ăn ớt với thực phẩm có tinh bột vì làm giảm kích ứng dạ dày. Chỉ nên coi ớt là gia vị chứ không nên coi ớt là thực phẩm trong nhóm thực phẩm chính 
Theo BS. Yên Lâm Phúc

Một Thế Giới