Mối tình sâu đậm trong cuộc đời học giả Vương Hồng Sển
Câu chuyện văn hóa - Ngày đăng : 12:06, 27/07/2015
Được người đời tôn vinh là nhà khảo cổ có tầm vóc của thế kỷ XX này, nhưng trong tình duyên, Vương Hồng Sển (1902 - 1996) lại không gặp may mắn. Điều này chúng ta có thể thấy được qua những trang văn hóm hỉnh, sâu sắc của tập hồi ký Hơn nửa đời hư. Càng đọc, càng cảm động, bởi lẽ, ông viết chân thực, không giấu giếm những mối tình đã đi qua của đời mình.
Hai tờ hôn thú sớm chia lìa
Người tình đầu của học giả Vương Hồng Sển là bà Trần Thị Thố. Lúc bấy giờ, ông đã tốt nghiệp bằng Brevet Elémentaire của trường Chasseloup Laubat (nay là trường Lê Qúy Đôn) - ngày 18 tháng Sáu năm 1923.
Sau đó ông thi đậu cuộc thi tuyển chọn người làm thư ký cho Chính phủ - ông được phân bổ nhận công tác ở trường Máy trên đường Đô Hữu Vị (nay là đường Huỳnh Thúc Kháng). Sau khi làm việc được một năm thì ông cưới vợ. Đám cưới diễn ra vào ngày 16 tháng Sáu năm 1924 theo đủ lễ, có xem tuổi, xem ngày chu đáo. Thế nhưng, chín tháng sau, ngày 12 tháng Tư năm 1926 đôi vợ chồng son trẻ phải vác chiếu ra tòa ly dị - dù “chưa nát chiếc chiếu tân hôn”. Lỗi thuộc về ai? Sau này ông viết: “Lỗi người đàn bà theo mặt luật, mà đúng ra là lỗi về người đàn ông ham mua sách và mê đọc sách đến quên người vợ trẻ nằm kề bên. Tiền đồ đám cưới được 600 bạc là một số tiền kếch xù, tiền ông nhạc cung cấp mỗi tháng không phải nhỏ cộng với sáu bảy chục bạc lương, chỉ vèo trong mấy tháng, kết quả tủ sách không còn chỗ để, mà ái tình đã nhẹ gót ra đi. Ai chịu nổi với thằng chồng hư như vầy, nàng có đọc cũng xin tha thứ”. Sau khi ly dị, ông còn lại căn nhà ở số 214 La Grandière (nay la đường Lý Tự Trọng), đem bán được 1.000 đồng bạc. Không dám giữ số tiền lớn này trong mình ông đem gửi bạn. Không ngờ “đem trứng gửi cho ác”, đến lúc cần lấy lại thì bạn đã đem đánh bài tứ sắc thua sạch.
Chừng một năm sau, tiếng sét ái tình lại đến với ông. Cô Tư Dương Thị Tuyết, cháu bà Phủ An đã chiếm trọn trái tim của chàng thư ký vừa được bổ nhiệm hạng 6. Đám cưới diễn ra vào ngày 9 tháng Mười năm 1927. Hôm sính lễ, ông bà nhạc chê lên mắng xuống vì không có kim cương hột xoàn mà chỉ có mười lượng đội. Nhưng đối với ông đây là vốn liếng của mẹ khi chết đi bà để lại cho ông, nên nó là vô giá nhưng bên vợ đâu có hiểu. Hôm ấy, đám cưới thật linh đình thân phụ của nghệ sĩ Hữu Phước là ông Bảy Cảnh làm phụ rể. Không biết phụ rể cầm thế nào mà cái chai rượu lễ, khi rót, không còn một giọt! Lại nữa, phòng đêm tân hôn lại được cha mẹ vợ “mượn tạm” để đêm đó tổ chưc đánh bạc! Điềm gở chăng? Cưới vợ xong ông ở chung với gia đình vợ tại nhà số 260 Richaud (nay lồ đường Phan Đình Phùng). Thời gian này, họ sống với nhau hạnh phúc và “ăn xài như nước vỡ bờ”. Sau đó, do túng thiếu, họ dọn về nhà nhà số 69 đường Taberd (nay là đường Nguyễn Du). Rồi mẹ vợ mất, bản thân ông rời Trường Máy để về tòa bố Sa Đéc.
“Lúc này thân tôi như chiếc thuyền bé gặp cảnh bão táp, tai họa dập dồn. Vì không lo xa nên không biết dành dụm xu nào". Vợ chồng ông về sống tại nhà số 106 đường Vĩnh Long, ít lâu sau dọn về nhà số 2 đường Vinh Phước - sát dốc cầu Sa Đéc. “Tình duyên của tôi và Tư, đằm thắm như hai con chim vừa thoát ổ mẹ, ríu rít trên nhành, rất tự do đói bụng và vui, tuy nghèo mà hạnh phúc... Nếu cứ mãi như thế này thì chắc họ không chia lìa nhau. Số là bà Phủ An từ Sóc Trăng lên Sa Đéc dự tiệc nơi nhà thầy cai tổng Keo bà đã gặp cháu nội của bà là Tư! Bà nói: “Tao nghĩ tội nghiệp cháu nội tao nay côi cút mất mẹ, chớ mẹ nó nếu còn, ngậm ngọc mà nói tao cũng không màng. Thằng Tư (Tức Vương Hồng Sển) mầy không biết, chớ mẹ nó và ông Kính, lúc trước kiện bà đây tranh gia tài, nay bà còn tích giận. Nay thấy vợ chồng bây bà động lòng thương. Bà vẫn biết ông nội của cháu và cậu hương cha của cháu, đều la người nhân đức, nên bà mừng hết đỗi và tán thành cuộc lương duyên của hai cháu đó. Bây ráng ăn ở cho có hậu thì bà không bỏ”. Trước khi qua đời, bả đã để lại chúc ngôn cho vợ chồng ông làm chủ 220 ha ruộng tốt trong làng Hòa Tú, và cho vợ ông 320 hột xoàn, bông tai, cà rá...
Sự đời khó mà ngờ được. Tưởng đâu gặp vị cứu tinh thì đời sống vợ chồng sẽ êm ấm hơn, nồng nàn hơn “Nhưng hỡi ôi, cũng vì có tiền nhiều nên nhơn tâm biến đổi. Sau mười chín năm từ 1927 đến 1946, vợ chồng ăn ở với nhau như bát nước đầy. Bỗng Tư sanh tâm ôm cầm sang thuyền khác”. “Cô ôm một ô xoàn, bỏ tôi với mớ đồ cổ cô cho là vô dụng, chén bát cũ và sách rách bìa xác xơ như chủ nó”. Họ ly dị vào ngày 7 tháng Bảy năm 1958.
Mối tình yêu dấu không hôn thú
Nhự vậy đã hai lần lập hôn thú đều tan vỡ. Sau đó, ông ở với người khác, không làm hôn thú nhưng lại bền và hạnh phúc cho đến cuối đời. Người đàn bà thật sự đem tình yêu đến cho ông là nghệ sĩ lừng danh trên sân khấu miền Nam thủa trước: Nguyễn Kim Chung (tức bà Năm Sa Đéc).
Người đàn bà thứ bà xuất hiện trong đời sống tình cảm của cụ Vương và trở thành người vợ chung sống mặn nồng, lâu nhất với cụ suốt 41 năm là nữ nghệ sĩ Năm Sa Đéc mà NSND Đinh Bằng Phi đã tóm lược cuộc đời hoạt động nghệ thuật vang bóng của bà bằng mấy câu: "Trong giới hát bội, ít ai quên được một nữ nghệ sĩ tài danh mà tiếng tăm vang lừng từ Nam ra Bắc, từ lúc thanh xuân đến tuổi lão thành, đó là nghệ sĩ Năm Sa Đéc. Bà có một cuộc đời nghệ thuật khá vinh quang và cuộc đời thường của bà không kém phần sóng gió".
Nói sóng gió là do việc đổi dời của bà theo nhiều bước thăng trầm của các gánh hát trứ danh thời đó và ngay cái tên Năm Sa Đéc cũng xuất phát từ việc "đụng hàng" với một cô đào khác. Nguyên tên thật của bà là Nguyễn Kim Chung, sinh năm 1907, là con của ông bầu gánh hát bội Nguyễn Duy Tam. Lúc đầu ông Tam đặt cho bà tên gọi ở nhà là Năm Nhỏ. Nhưng về sau để tránh trùng tên với cô đào Năm Nhỏ gốc người Cần Thơ lúc bấy giờ đã nổi tiếng, ông Tam đã đổi tên gọi bà thành Năm Sa Đéc với ý là "Cô Năm (Nguyễn Kim Chung) gốc người Sa Đéc".
Trước khi gặp cụ Vương, Năm Sa Đéc đã làm một trong những nghệ sĩ tiền phong trên sân khấu hát bội được đánh giá thanh sắc lưỡng toàn thu hút đông đảo khán giả ái mộ. Và cụ Vương là một "khán giả" đặc biệt đã ghi sâu hình ảnh "em Năm Sa Đéc" vào mộng chiều xuân, như bài văn tế sau này ghi lại:
"Gió lá vai mang nhè nhẹ", em xuống giọng "thoàn"
Người hùng lòng thấy lâng lâng, hồn theo mộng bướm.
Đối chân bước khoan thai dìu dặt, êm đềm như gió trúc lay cành.
Muôn mắt nhìn đắm đuối say sưa miên man tưởng "chiều thu đổ lá". (...)
Rạp Quảng Lạc Hà thành nô nức, lễ tiếp nghinh, tiệc mở cờ treo;
Danh "Cô Năm Sa Đéc” lẫy lừng, đến biểu diễn hoa dâng quạt thưởng.
Cụ Vương để tâm tìm hiểu "cô Năm Sa Đéc" và biết sau ngày gánh hát nhà của cha tan rã, Năm Sa Đéc dạt sang Cần Thơ đi hát cho gánh của Bầu Bòn. Ở đó, mặc dầu xuất thân từ sân khấu hát bội, song Năm Sa Đéc cũng phải chiều ý của Bầu Bòn để hát pha cải lương theo nhu cầu của khán giả thời ấy. Nhưng rồi, cũng không bền, Năm Sa Đéc lại xuất hiện ở các đoàn hát của Trần Đắt, Huỳnh Kỳ sắm các vai kiếm khách, văn thần, võ tướng qua các vở cải lương. Tiếp đó cô đến với đoàn Song Phụng, rồi lại về Sài Gòn với đoàn Phước Xương (của cô Ba Ngoạn) và tài năng lại rực sáng, lôi cuốn khán giả với các vai kép, vai văn, hoặc vai võ như Lữ Bố, Triệu Tử, Địch Thanh...
Bây giờ, tuy Năm Sa Đéc sống giữa chốn đô hội nhưng không mấy vui, vì mang trong lòng mối tình đổ vỡ giữa cô và nghệ sĩ Hai Th. Chính lúc đó cụ Vương cũng lên Sài Gòn cũng mang trong lòng mối ngổn ngang sau ngày chia tạy với Tuyết. Hai người gặp nhau và có lẽ mối đồng cảm trong trường tương tư đa nhanh chóng kêt nôi cụ Vương với nữ nghẹ SI tài danh này như lời nhận xét của người trong giới, rằng: "Cuộc đời của nghệ SI Năm Sa Đéc bước vào một khúc quanh mới, khi cô gặp gỡ và kêt nghĩa với học giả nhà khảo cổ Vương Hồng sển, khi hai người vừa "gãy gánh giữa đường", ông thì lam công chức, viết sách, nghiên cứu cac thú chơi đo co, đa gà, hát bội, bà thì hát bội, diễn cải lưcmg... Ban đầu lúc kết nghĩa vợ chồng vào cuối năm 1947, cụ Mương và Nám Sa Dec sông trong một ngôi nhà nhò ở xóm Cù Lao nằm trên đường Võ Di Nguy cũ. Đó là ngôi nhà lợp lá ọp ẹp nhưng cung không phải la nhà riêng mà phải thuê lại của một người chủ quen gọi lặ thây Sáu. Tuy vậy cuộc sống chung ấm áp dưới mái lá đo đã để lại nhưng kỷ niệm không quên mà sau này cụ Vương nhắc lại:
Anh hồi tưởng: Chòi lá năm xưa, Cù lao xóm cũ
Ngồi nghe em hát, giọng du dương trưa sớm chẳng nhàm tai,
Bàng hoàng giấc mộng trầm tư, đành chết điếng khúc quanh chiều rẽ lối.
Long lanh ngấn lệ trào dâng Lặng lẽ trạng tình xếp lại
Đôi vợ chồng ra vào khắng khít, mắm muối mà vui,
Một chòi tranh sau trước đìu hiu, ghế bàn chẳng có.
Về cuối đời, học giả Vương Hồng sển đã dành cho bà nhiều tình cảm trân trọng yêu dâu. “Người thứ ba đã khóc với mình bao nhiêu nước mắt”. Và theo ông “một khi đã có cọn trai nôi dõi dòng, tờ hôn thú vẫn là thừa”.
Bà Năm Sa Đéc qua đời năm 1987. Còn ông mất sau đó gần mười năm, lúc 8 giờ ngày 9 tháng Mười hai năm 1996, kết thúc một cuộc đời kỳ lạ, nhiều biến động và dấu ấn.
Lê Quốc/ Theo Hôn nhân và pháp luật