Trung Quốc thử tên lửa hạt nhân siêu thanh, dọa Mỹ về Biển Đông ?
Chuyển động - Ngày đăng : 15:00, 16/06/2015
Hồi âm cuộc điều tra của báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP, Hồng Kông), Bộ quốc phòng TQ nói hôm 12.6: cuộc thử nghiệm-nghiên cứu khoa học trên lãnh thổ chúng tôi là bình thường, và các cuộc thử nghiệm này không nhằm vào bất kỳ nước nào hoặc mục tiêu đặc biệt nào”.
Tuyên bố này tương tự lần Bộ này ban hành, sau cuộc thử tên lửa Vũ -14 hồi tháng 1.2014.
Việc TQ thử vũ khí hạt nhân siêu thanh này là lần thứ tư trong 18 tháng qua, cho thấy đó là một mối quan tâm của Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA).
Không như 3 lần thử trước, báo cáo của Mỹ nêu Vũ-14 thực hiện “những thao tác cực đoan”, và tính cơ động của nó có thể xuyên thủng hệ thống tên lửa phòng thủ Mỹ, vốn chỉ có thể chống tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân có hướng bay đoán được trước.
Ngày 11.6, báo Washington Beacon nêu: Vũ-14 (tên do Lầu Năm Góc đặt) có thể mang đầu đạn quy ước hoặc đầu đạn hạt nhân.
Nó được một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) phóng vào không gian, rồi trượt trở lại vào khí quyển trái đất có thể bay nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh, tức Mach 10 hoặc 12.231 km/giờ.
Chuyên gia quân sự Franz-Stefan Gady giải thích nó có thể triển khai để tránh được radar và tên lửa ngăn chặn, đe dọa vô hiệu hóa hệ thống tên lửa phòng thủ chiến lược của Mỹ, nhờ khả năng bay ở tốc độ siêu cao.
Ông nói Vũ-14 (có tin đồn TQ gọi là Đông Phong DF-26) có thể do tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong DF-21 phóng và khiến tên lửa này có tầm bay 3.000 km. Nếu phóng từ Thượng Hải, Vũ-14 có thể tấn công San Francisco 50 phút sau đó.
Trước đó, chuyên gia Richard Fisher về quân sự TQ, giải thích: “Cái hay của phương tiện trượt siêu thanh (HGV) là nó có thể thực hiện các cuộc tấn công siêu thanh chính xác ở độ cao tương đối thấp và bay thẳng, gây tác hại cho các tên lửa phòng thủ”.
Nhưng Franz-Stefan Gady TQ có thể mất 20 năm để HGV này có thể đạt khả năng chống hạm: “Hiện đây tin mừng trong một quãng thời gian cho hải quân Mỹ, vốn sẽ khó có biện pháp chống lại HGV”.
Các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ không phủ nhận, cũng không xác nhận Vũ-14 đe dọa hệ thống tên lửa phòng thủ nội địa Mỹ.
Cuộc thử Vũ-14 lần thứ tư diễn ra một ngày trước khi phó chủ tịch quân ủy trung ương TQ Phạm Trường Long đi Mỹ, gặp Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter và trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, vì TQ ngang ngược xây các đảo nhân tạo trái phép.
Nhà quan sát quân sự Antony Wong ở Macao nói với SCMP: cuộc phóng thử này được thu xếp để TQ dằn mặt Mỹ khi tướng Phạm nói chuyện với Mỹ.
Mỹ đã đánh giá TQ hành động hung hăng trên Biển Đông, và ông Carter yêu cầu TQ phải ngưng mọi hoạt động cải tạo đất trái phép, chấm dứt quân sự hóa và theo đuổi một giải pháp hòa bình cho mọi tranh chấp lãnh thổ theo đúng luật quốc tế.
Vụ thử Vũ-14 cũng được các nhà phân tích quân sự nói là phản ứng của TQ, về việc hải quân Mỹ đưa máy bay tuần tra biển tuần tra trên Biển Đông hồi tháng 5.
Nhưng các nhà phân tích cũng nhấn mạnh: Vũ-14 chỉ để phòng thủ, không phải vũ khí tấn công, dù nó có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Tham vọng vũ khí hạt nhân của TQ: vượt mặt Mỹ-Nga ?Một khi chính thức triển khai, Vũ-14 sẽ là một cú kích hoạt lớn cho TQ vốn có kho vũ khí hạt nhân (VKHN) nhỏ hơn của Mỹ và Nga.
Trong vài năm qua, TQ thay đổi chiến thuật ngăn chặn theo những cách khác. Ví dụ: hải quân PLA lần đầu tiên sử dụng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo mới (SSBN) có tên Type-094 cho các cuộc tuần tra ngăn chặn.
Tàu ngầm TQ |
Newsweek còn dẫn một nghiên cứu mới của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), rằng TQ cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới tăng kho VKHN:
Bắc Kinh đã áp thêm 10 đầu đạn vào kho VKHN năm 2014, nâng tổng số lên 260 đầu đạn hạt nhân, sẵn sàng triển khai khi có chiến tranh hạt nhân.
Có tin TQ năm 2011 chi 7,6 tỷ USD cho kho VKHN, một số tiền nhỏ so với Mỹ trong cùng năm (61,3 tỷ USD) nhưng Mỹ đã giảm dần số đầu đạn, còn TQ lại tăng.
TQ là một trong 5 nước (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga) được công tố công nhận sở hữu VKHN, trong Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT, ký năm 1968).
TQ không là quốc gia duy nhất phát triển khả năng tên lửa hạt nhân siêu thanh. Có tin Mỹ, Nga và Ấn Độ cũng theo đuổi khả năng này.
Chuyên gia Robert Farley từng giải thích qua trang National Interest, về khả năng vũ khí siêu thanh của Mỹ:
Mỹ đang nghiên cứu Vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW) tức một tên lửa trượt tầm xa, phóng từ trê bộ, hoạt động trong khí quyền trái đất để tránh một tên lửa đạn đạo địch.
Mỹ cũng nghiên cứu the X-51 “Waverider”, một phương tiện bay trang bị động cơ phản lực tĩnh siêu âm, phóng từ trên không và có thể đạt tốc độ Mach 6.