Kỳ 3 - Tướng cướp Mười Rốp thế hệ đầu của Tám Lũy

Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 15:44, 13/03/2015

Để tránh bị nhận mặt tại địa phương tướng cướp Hoàng “phổi” đã bàn bạc giao nhiệm vụ cho Đinh Văn Thắng và Hà Văn Thành đi cướp tiệm vàng Kim Hồng ở Nhơn Trạch. Trong vụ này chiếc xe Honda BS 62L-4729 đã được hai tên cướp Đinh Văn Thắng và Hà Văn Thành dùng làm phương tiện chở nhau đi cướp theo kế hoạch.
Kỳ 2- Lộ diện băng cướp do nữ tướng cướp khét tiếng cầm đầu
Kỳ 1- Khét tiếng vùng sông nước Đồng Nai

Khi CQĐT truy tìm chủ nhân số máy ĐTDĐ có dòng tin nhắn “vẽ đường cho cướp chạy” thì lòi ra cô L.T.M, cô gái này đang sống với Nguyễn Văn Thâu SN 1977 tức Thâu “ròm”, em út của 13 anh em trong gia đình Tám Lũy. Máy ĐTDĐ này của Thâu “ròm” sử dụng, nhưng có lẽ đánh hơi thấy chuyện chẳng lành Thâu “ròm” đã vứt chiếc điện thoại nhằm phi tang.

Lần theo dấu vết

         Nhưng trời bất dung gian, do tiếc chiếc điện thoại cô vợ hờ của hắn đã lượm lên sử dụng tiếp. Đến đây thì Đinh Văn Thắng có muốn im lặng cũng không được nữa nên hắn đành khai nhận hai tên đồng phạm của vụ án cướp tiệm vàng Kim Hồng là Nguyễn Văn Hoàng tức Hoàng “phổi” và Nguyễn Văn Thâu tức Thâu “ròm”.

        CQĐT đã cho bắt khẩn cấp hai anh em Hoàng “phổi” và Thâu “ròm” tại nhà bà Tám Lũy một thời là “chủ soái” của băng cướp gia đình 4 thế hệ chuyên cướp của, giết người vào ngày 10-11-2006. Và đầu năm 2009 Nguyễn Văn Hoàng, Nguyễn Văn Thâu,  Đinh Văn Thắng đã bị xử tử hình còn Hà Văn Thành lãnh án chung thân.

Trước năm 1945, Thủ Đức còn là khu ngoại vi của Sài Gòn, giáp với vùng sông nước Phú Đông, Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai. Cả một khu giáp biên rộng lớn mênh mông này hãy còn hoang sơ, cư dân chủ yếu sống bằng nghề nông, đánh bắt tôm cá, đốt củi… phương tiện lưu thông thuận lợi trên vùng sông nước chằng chịt này là ghe, thuyền.

        Thời ấy ở chợ Nhỏ, Thủ Đức có một thanh niên lực điền, thuộc dạng “vai năm tấc rộng, lưng mười thước cao” giỏi võ nghệtên Trần Văn Rốp còn gọi là Mười Rốp. Do giỏi võ nghệ và máu háo thắng của một thanh niên nên khi nhậu lên tưng tưng là Mười Rốp múa võ, đi quyền để “giựt le” với đám trai tráng và các cô gái trong vùng. Ngoài thời gian nhậu và múa võ Mười Rốp ngược xuôi trên sông nước vùng giáp biên làm nghề đốn củi bán, đây là nghề mưu sinh chủ yếu của Mười Rốp.

        Nhưng làm nghề đốn củi bán lấy tiền mua gạo cũng chỉ đắp đổi qua ngày, Mười Rốp muốn khá hơn nên thỉnh thoảng đi… trộm cắp để “cải thiện”. Nhờ giỏi võ nghệ, sức khỏe dẻo dai, ngụp lặn trên sông rạch như rái cá, chèo ghe, thuyền như bay mà không cần định hướng đường đi, lối về ngay trong đêm tối ba mươi, kết giao bằng hữu giang hồ xuôi ngược khá tốt nên Mười Rốp nhanh chóng nổi lên như một đại ca và từ kẻ trộm cắp cò con Mười Rốp “chuyển nghề”… tướng cướp chỉ bằng một bước nhảy ngắn với đám đàn em dưới trướng khá đông. Băng cướp Mười Rốp hoạt động mạnh khắp vùng sông nước từ Thủ Đức tới Biên Hòa.

Chơi nổi để lấy tiếng

        Có lẽ muốn chơi nổi, và một chút máu nghĩa khí trong người tướng cướp Mười Rốp sau những lần “ăn hàng” thành công đều chia bớt tài sản cướp được cho người nghèo trong vùng. Điều đặc biệt là Mười Rốp chỉ đánh cướp những gia đình giàu có, máu mặt, tấn công cả vào đồn lính Tây, các tàu buôn nên gây dựng được uy tín giang hồ và trong một xã hội nhiểu nhương, mạnh được yếu thua, chính quyền thờ ơ với nạn bạo lực hoành hành băng cướp Mười Rốp tồn tại một thời gian dài.

        Người cố cựu ở Thủ Đức kể rằng vào giai đoạn Nhật bại trận, Mười Rốp đã dẫn một nhóm đàn em bắt sống 3 lính Nhật, trói gô lại lấy một số súng, cả lính Nhật và súng chở trên xe bò giải giao cho Việt Minh nên tạo được cảm tình và tăng thêm uy tính với người dân trong vùng. Khi Pháp theo chân quân đồng minh trờ lại tái chiếm Nam Bộ thiết lập lại chính quyền thuộc địa thì Mười Rốp bị tầm nã gắt gao rồi bị bắt đi tù, băng cướp Mười Rốp tan rã.

       Mười Rốp mãn hạn tù vào năm 1950, trở về đời sống trong căn chòi dột nát ở Thủ Đức với vợ con một thời gian để nghe ngóng tình hình tìm hướng đi cho đời mình. Thấy không thể sống được ở chốn cũ, sau nhiều đêm thức trắng tìm lối thoát, Mười Rốp quyết định đốt căn chòi dột nát, chồng vợ, con cái bồng bế nhau lên chiếc ghe chở củi ngày xưa rời bỏ mành đất Thủ Đức bé nhỏ, ngột ngạt vượt con sông Đồng Nai rộng dài mênh mông tìm đến vùng hoang sơ Phú Hữu, Nhơn Trạch phát hoang rừng lấy đất dựng chòi làm nơi trú ngụ.

       Từ thời điểm đó Mười Rốp “rửa tay gác kiếm” quyết làm lại cuộc đời bằng nghề đốn củi mưu sinh. Tất nhiên một người trải đời, từng là tướng cướp, nếm mùi lao tù, gây nhiều tội ác, nếm đủ sự vinh nhục như Trần Văn Rốp hơn ai hết ông không muốn cho con cái mình lớn lên trong ô nhục và đi vào con đường trộm cướp như cha chúng.

 (còn tiếp)                                                             
  Phan Tường

Một Thế Giới