'Song Lang' được chiếu tại tuần phim Queer quốc tế Hà Nội
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 07:08, 18/11/2019
Ngày hôm nay (18.11), lễ khai mạc “Tuần phim Queer Quốc tế Hà Nội”(Hanoi International Queer Film Week) lần thứ 3 với chủ đề “Hãy yêu nhauđi!”sẽ diễn ratại Trung tâm Văn hóaPháp L'Espace (địa chỉ: 24 - 26 Tràng Tiền, HoànKiếm, Hà Nội). Đây là một trong những sự kiện thường niên được mong chờ nhất của cộng đồng LGBTQ trong vài năm qua.
Nối tiếp thành công của “Hành trình tự hào 2017” và “Xoay tự hào 2018”, Tuần phim Queer Quốc tế Hà Nội tiếp tục nhiệm vụ lan tỏa sự đa dạng trong cuộc sống với chủ đề “Hãy yêu nhau đi” và mang tới cho khán giả 33 bộ phim queer thương mại lẫn độc lập đến từ Việt Nam và quốc tế thông qua 14 buổi chiếu từ ngày 18 đến 26.11.
Tuần phim Queer Quốc tế Hà Nội là chuỗi sự kiện chiếu phim queer đầu tiên và duy nhất được cấp phép tại Việt Nam, nhằm giới thiệu những tác phẩm chỉn chu, đầy tính nhân văn về cộng đồng người tính dục thiểu số (cộng đồng queer). Ngoài ra, những người tham gia sự kiện còn có cơ hội giao lưu và chia sẻ với các nhà làm phim thông qua những buổi thảo luận thân mật.
Đặc biệt, các thắc mắc về đề tài queer cũng sẽ được giải đáp tận tình, từ đó đem tới cho khán giả cái nhìn chân thực hơn về cộng đồng queer, góp phần lan tỏa những thông điệp tích cực và thúc đẩy sự thay đổi nhận thức xã hội về đề tài LGBTQ.
Trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, “queer” là một đề tài khá phổ biến, nhưng phần lớn lại thiếu sự đa dạng trong cách thể hiện và tạo dựng nhân vật dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến cái nhìn của xã hội về họ. Trong khi đó, có rất nhiều bộ phim được thực hiện chỉn chu và tử tế nhưng lại không có cơ hội đến được với khán giả.
Chủ đề “Hãy yêu nhau đi" bắt nguồn từ tên một bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Chi tiết chương trình của Tuần phim Queer Quốc tế Hà Nội2019
Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới, anh Bảo Châu - đại diện ban tổ chức - cho biết: “Phong trào LGBT ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua. Nhiều người Việt, chủ yếu ở các thành phố lớn, hiện đã có cái nhìn trung lập về tình dục, tính dục và người queer. Đó là một tín hiệu đáng mừng, thế nhưng những nhà hoạt động cộng đồng và tổ chức phi chính phủ về người queer ở Việt Nam với xã hội nói chung vẫn còn thiếu sự kết nối. Cùng với đó, sự kết nối giữa những nhà làm phim và cộng đồng queer vẫn còn rất yếu, dẫn đến những cái nhìn thiếu tính đa dạng về người queer trong xã hội và sự thiếu kết nối ở trong bản thân chính cộng đồng”.
“Chúng tôi hiểu rõ tình hình cộng thêm nhận thấy rằng:điện ảnh vốn là một diễn ngôn mạnh mẽ trong vận động thay đổi xã hội và là một phương thức dễ dàng tiếp cận cho phong trào ở những thành phố lớn và đang vận động nhanh chóng và năng động như Hà Nội. Chính vì thế, chúng tôi muốn trở thành cầu nối giữa những nhà hoạt động quyền LGBTQ, nhà làm phim, và công chúng. Chúng tôi tin rằng phim ảnh không chỉ là một phương tiện giải trí mà còn là một diễn ngôn có tính trình hiện cao, và độ tác động rất mạnh mẽ tới khán giả”, anh nói thêm.
Mai Thảo