Bé 5 tuổi có nguy cơ điếc do nhét pin đồ chơi điện tử vào tai
Thông tin Y học - Ngày đăng : 15:52, 05/09/2019
Ngày 5.9, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho hay vừa gắp thành công 1 viên pin điện tử nằm sâu trong lỗ tai phải của một bé trai 5 tuổi do bé tự nhét vào khi đang chơi tại trường.
PGS-TS-BS Trần Phan Chung Thủy - Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM cho biết dù các bác sĩ đã cố gắng lấy viên pin điện tử ra khỏi tai,xử lý tình trạng hoại tử ở ống tai, màng nhĩ, hòm nhĩ nhưng hiện bé vẫn bị di chứng là giảm thính lực, chưa thể nghe bình thường do bị thủng màng nhĩ.
Theo người nhà, bé đang học tại một trường mầm non ởtỉnh Bình Thuận. Trong lúc đang chơi đồ chơi, bé bất ngờ tháo2 viên pin điện tử trong đồ chơi nhét vào tai phải. Phát hiện vụ việc, các cô giáo ngay lập tứclấy được 1 viên ra khỏi tai, viên còn lại nằm quá sâu không lấy được nên đã chuyển bé đến bệnh viện địa phươngnhưng lấy cũng không được. Bé được chuyển đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM.
TS-BS Nguyễn Thị Thanh Thúy - Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Tai MũiHọng cho biết qua chụp CT-scan, bác sĩphát hiện ống tai phải của bệnh nhi phù nề, có bán trật khớp búa đe; đồng thời có một dị vật kim loại kích thước khoảng 8mm ở ống tai,có dịch ở hòm nhĩ phải.
“Quan sát kính hiển vi,chúng tôi thấy dị vật là một viên pin điện tử, các bác sĩ đã lấydụng cụ chuyên dùng để gắp dị vật ra ngoài. Tuy nhiên xung quanh ống tai, màng nhĩ, hòm nhĩ nhiều mô bị hoại tử, các bác sĩ phải tiến hành bơm rửa mô hoại tử. Sau đó, bé được tiêm kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, chăm sóc hố mổ tai mỗi ngày. Sau 2 ngày tai của bé đã khô, hết dịch”, bác sĩ Thúy cho biết thêm.
Dù bé đã được lấy dị vật ra khỏi lỗ tai, nhưng theo bác sĩ Thúy, đây chỉ mới là giai đoạn đầu, bởivẫn còn nhiều việc phải làm, vìtai phải của bé đã bị điếc dẫn truyền so với trung bình do bị thủng màng nhĩ hoàn toàn.
“Chúng tôi phải phải theo dõi bé ít nhất từ 3 đến 6 tháng về các tổn thương da và các cấu trúc xung quanh hồi. Sau khi các tổn thương này phục hồi hoàn toàn, chúng tôi mới tiến hành vá màng nhĩ thì thính lực của bé mới trở lại bình thường. Như vậy để bé hồi phục trở lại bình thường, cần phải trải qua một cuộc phẫu thuật nữa”, bác sĩ Thúy nói.
Theo bác sĩ Thúy, pin điện tử (hay pin cúc áo),pin Lithium thường cótrong các đồ chơi của trẻ em. Đây là một thứrất nguy hiểm, khi nằmtrong cơ thể sẽ tạo ra một dòng điện tiếp xúc với niêm mạc tạo thành xút vảy (natri hydroxit) gây ra những vết bỏng nặng. Do đó, ngay cả khi pin đượclấy ra khỏi cơ thể vẫn tiếp tục gây vết thương nghiêm trọng và bỏng.
Qua trường hợp trên, bác sĩ Thúy khuyến cáo các trường học không nên cho trẻ chơi những đồ chơikích thước nhỏ, có thể tháo rời, tuyệt đối không sắmđồ chơi sử dụng pin điện tử.
Các bậc chamẹ cần dặn dò bé khi lỡ nhét dị vật vào tai, mũi, họngcần báo ngay cô giáo hoặc kể cho chamẹ biết để kịp thời xử lý. Nếuđể lâu, sau 24 tiếng đồng hồ sẽ để lại những di chứng.
“Khi phát hiện bé đưa vật gì đó vào những lỗ tự nhiên trên cơ thể, cần chuyển ngay đến bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng. Lấy dị vật càng nhanh càng tốt, bơm rửa để tránh hoại tử lan rộng, theo dõi và xử lý di chứng”, bác sĩ Thúy nói.
Hồ Quang