Mỹ cấp phép bay cho robot phi công
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 14:34, 01/09/2019
Mặc dù trong quá trình bay thử nghiệm đã từng xảy ra một chuyến bay không thành công, nhưng các kỹ sư chắc chắn rằng họ đã khắc phục hệ thống sau sự cố này.
Robot phi công đã vượt qua các bài kiểm tra thực tế về điều khiển máy bay hạng nhẹ của Cục hàng không liên bang và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 9 tháng 8 tại bang Utah. Vài tuần sau, sự cố đầu tiên xảy ra khi robot gây ra hư hại, mặc dù mức độ thiệt hại và các chi tiết của vụ tai nạn vẫn chưa được tiết lộ.
Hệ thống được phát triển bởi công ty Dzyne Technologies của Mỹ và được coi như phương thức dễ dàng biến bất kỳ loại máy bay nào cũng trở thành cỗ máy tự lái. Việc hoán đổi máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ gần đây thành máy bay không người lái tốn hơn một triệu đô la cho mỗi chiếc. Điều đặc biệt là robopilot có thể được cài đặt trên bất kỳ máy bay nào và sau đó dễ dàng tháo dỡ để trở về chế độ điều khiển của con người.
Nhà nghiên cứu Louise Dennis ở Đại học Liverpool, Anh, bình luận rằng việc phát triển robopilot là một thành tích ấn tượng về kỹ thuật người máy. Không giống như một máy lái tự động với quyền truy cập trực tiếp vào các yếu tố điều khiển và cảm biến, robot được đặt vào vị trí của một người phi công và phải xử lý các bộ điều khiển và đọc các mặt số thiết bị trong buồng lái.
Vũ Trung Hương