Nhãn hiệu, sáng chế… là những ‘tài sản’ vô hình nhưng rất giá trị
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 14:10, 21/07/2019
Liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, tại buổi Họp báo thường kỳ Quý 2.2019 của Bộ KH-CN (ngày 18.7), ông Lê Ngọc Lâm - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho rằngLuật SHTT vừa được Quốc hội thông qua, trong đó, thực hiện một phần những cam kết của chúng ta trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Các quy định của CPTPP hay các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) khác cũng như Luật SHTT mục tiêu chính là bảo vệ kết quả sáng tạo, bảo vệ các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp có thành quả sáng tạo, chứ các quy định này không nhằm gây khó cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo ông Lê NgọcLâm, nếudoanh nghiệp và nhà khoa học không hiểu rõ CPTPP thì sẽ gặp bất lợi. Thậm chí, nếu không cập nhật thông tin,vô tìnhxâm phạmthì sẽ phải chịu chế tài cao theo quy định của CPTPP.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho biết,trong thời kỳ hội nhập hiện nay, nhãn hiệu, sáng chế, bí quyết kỹ thuật… là những “tài sản” vô hình nhưng rất giá trị. Khi chúng ta tham gia CPTPP, các chế tài với xâm phạm SHTT càng cao hơn, thậm chí một số hiệp định còn tăng mức hình sự hóa. Do đó, doanh nghiệp cũng như người dân, nhà khoa học cần phải tìm hiểu để tránh việc vô tình vi phạm về SHTT và phải chịu chế tài xử phạt cao.
Luật SHTT sửa lần này theo hướng đơn giản hóa và giảm bớt thủ tục. Điển hình như việc bỏ thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu sẽ tạo thuận lợi hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải tự trang bị kiến thức nhiều hơn nữa để bảo vệ mình, tự hiểu biết về các quyền và nghĩa vụ của mình, tuân thủ theo đúng Luật SHTT, cơ quan quản lý nhà nước sẽ bảo vệ bằng hành lang pháp lý.
Quản lý chặt chẽ, tháo gỡ vướng mắc
Liên quan đến quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng (Quyết định 18), ông Nguyễn Nam Hải - Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ cho biết về cơ bản, theo Quyết địnhsố18, không cho phép nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng mà các nước xuất khẩu đã công bố loại bỏ do lạc hậu, chất lượng kém, gây ô nhiễm môi trường, không đáp ứng các yêu cầu về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, tiêu chí nhập khẩu được căn cứ vào tuổi thiết bị là không vượt quá 10 năm và máy móc, thiết bị phảiđược sản xuất phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), hệ thống tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hay tiêu chuẩn quốc gia của nước G7, Hàn Quốc về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, công suất hoặc hiệu suất còn lại so với thiết kế (không thấp hơn 85%); mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng so với thiết kế (không quá 15%); công nghệ không thuộc công nghệ cấm chuyển giao, hạn chế chuyển giao (theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ); là công nghệ đang sử dụng phổ biến trong ít nhất 3 cơ sở thuộc các nước thuộc khối OECD.
Việc đánh giá năng lực thực tế còn lại của dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng do Tổ chức Giám định có năng lực tiến hành đánh giá ngay tại nguồn nước xuất khẩu, trong tình trạng dây chuyền còn đang hoạt động và chưa được tháo dỡ.
Theo ông Nguyễn Nam Hải, các biện pháp quản lý mới này vừa bảo đảm bảo quản lý chặt chẽ vừa tháo gỡ được các vướng mắc trong giai đoạn trước đây của các doanh nghiệp trong hoạt động này. Cùng với các biện pháp cải cách hành chính theo tiêu chí rõ ràng, minh bạch trong quy trình thủ tục nhập khẩu, trong hoạt động giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, Quyết định 18 đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giávà phản hồi tích cực.
Thu Anh