Nguyên Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà chết trong nhà giam
Sự kiện - Ngày đăng : 14:18, 18/07/2019
Ông Trần Bắc Hà (63tuổi, quê Bình Định), nguyên Chủ tịch Ngân hàng BIDV, người có 35 năm làm việc tại BIDV, gần 9 năm giữ chức Chủ tịch HĐQT. Ngày 1.9.2016, ông Hà nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước, người lên thay thế là ông Trần Anh Tuấn. Được cho có liên quan đến những sai phạm hàng ngàn tỉ tại VNCB, ông Trần Bắc Hà đã bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam vào cuối năm 2018.Theo nguồn tin, ông Trần Bắc Hà bị tạm giam ở trại quân đội tạiSóc Sơn (Hà Nội)và được xác định tử vong với nguyên nhân được cho là bị bệnh.
Trước đó, vào cuối tháng 5.2018, Ủyban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) đã họp kỳ 26 đã có kết luận về việc ông Trần Bắc Hà (nguyên bí thư Đảng ủyBIDV) trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 và 2015 - 2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỉ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại VNCB.
Lật lại hồ sơ vụ án, khoảng tháng 9.2013, ông Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch VNCB) thực hiện đề án tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Đại Tín (sau đổi tên thành VNCB). Bản thân VNCB thời điểm đó không có tiền tăng vốn điều lệ, ông Danh đã đến gặp lãnh đạo của BIDV (theo lời bị cáo Danh, đólà ông Đoàn Ánh Sáng - Phó tổng giám đốc) tại Hà Nội.
Tại đây, lãnh đạo BIDV đồng ý cho ông Danh vay tiền, VNCB sẽ hỗ trợ dùng tài sản của mình cầm cố, thế chấp. Từ đây ông Danh chỉ đạo cấp dưới tiến hành lựa chọn công ty do chính mình làm chủ để lập hồ sơ khống vay vốn. Nhận sự chỉ đạo từ ông Danh, Mai Hữu Khương (nguyên thành viên HĐQT VNCB, phụ trách tài chính) cùng Phan Minh Tùng, NguyễnQuốc Viễn, Lưu Trung Kiên... thực hiện việc làm hồ sơ vay.
Các giấy tờ gồm hồ sơ tài chính 2012, phương án vay vốn, các hợp đồng mua bán... sau đó được nộp cho BIDV Hội sở chính và các chi nhánh sẽ trực tiếp giải ngân. Tài sản thế chấp cho khoản vay 4.700 tỉlà 6 lô đất SVĐ Chi Lăng, TP.Đà Nẵng và 3.070 tỉđồng tiền gửi liên ngân hàng của VNCB.
Ngày 3.10.2013, ông Trần Lục Lang -Phó tổng giám đốc phụ trách ký duyệt và trình Ủy ban quản lý rủi ro của BIDV đã ký 12 công văn gửi các chi nhánh Bến Thành, Gia Định, Nam Sài Gòn, Sở giao dịch 2 với nội dung Hội sở chính chấp thuận chủ trương cho vay. Dù trước đó Ủy ban quảnlý rủi ro không tiến hành họp bàn với nhau mà chỉ lấy ý kiến từng thành viên rồi tổng hợp lại. Sau đó kết quả có 5/6 đồng ý quyết định phê duyệt chủ trương cho vay, 1 người còn lại đi công tác.
Liên quan đến khoản tiền 3.070 tỉđồng gửi liên ngân hàng của VNCB tại BIDV: VNCB đã có tờ trình xin ý kiến của Tổ Giám sát về việc gửi 3.070 tỉđồng có kỳ hạn 7 ngày (29.10-5.11.2013) với lý do “để đảm bảo khả năng thanh khoản ngay”. Tờ trình có chữ ký của thành viên Tổ Giám sát. Ngay trong ngày 29.10.2013, Phan Thành Mai ký 21 hợp đồng tiền gửi với BIDV số tiền 3.070 tỉđồng.
Sau khi hoàn tất hồ sơ, các chi nhánh của BIDV gồm Bến Thành, Gia Định, Nam Sài Gòn và Sở Giao dịch 2 giải ngân cho 12 công ty của ông Danh từ 20.10 - 28.11.2013 số tiền 4.700 tỉđồng.
Sau khi giải ngân, BIDV yêu cầu 12 công ty vay vốn bổ sung hồ sơ, hóa đơn để chứng minh việc mua bán... Nhưng những công ty này không cung cấp với lý do chưa giao nhận hàng. Thực tế, 4.700 tỉđồng ông Danh vay của Ngân hàng BIDV không kinh doanh theo phương án vay nợ nên không có hóa đơn.
Cơ quan điều tra đánh giá những sai phạm của BIDV như sau: "Không tiến hành kiểm tra, thẩm định đối với khách hàng. Do đó, sau khi BIDV giải ngân 4.700 tỉđồng cho 12 công ty của ông Danh, các công ty này chủ yếu dùng tiền tăng vốn điều lệ cho VNCB thay vì kinh doanh như hồ sơ vay nộp BIDV.
Ngoài ra, BIDV không yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo thuế...Đáng nói hơn BIDV đã chấp nhận tài sản đảm bảo gồm nhiều bất động sản của bên thứ 3 và tiền gửi của VNCB tại BIDV. Khi thu nợ, BIDV đã lấy chính tiền gửi liên ngân hàng của VNCB gây ra thất thoát cho ngân hàng này".
Cụ thể, đến ngày 5.5.2014, BIDV thực hiện việc thu hồi vốn và lãi suất, gần 4.700 tỉđồng và hơn 227 tỉđồng tiền lãi được thu hồi. Tổng số tiền VNCB phải trả thay cho 12 công ty vay vốn là 2.550 tỉđồng. Đây cũng là số tiền được xác định VNCB thiệt hại trong việc vay 4.700 tỉđồng của BIDV. Số tiền thiệt hại nói trên được BIDV thu hồi từ khoản gửi 3.070 tỉđồng liên ngân hàng trước đó.
Liên quan đến đại án này, Phạm Công Danh, người được cho là chủ mưu vụ án lãnh án 30 năm tù cùng việc phải khắc phục hậu quả lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Tại phiên xử cuối tháng 7.2018, dù được triệu tập nhưng ông Trần Bắc Hà đều vắng mặt với lý do sức khỏe. Đại án VNCB còn liên quan đến rất nhiều công ty, cá nhân nổi tiếng trong giới tài chính, kinh doanh khác mà phải kể đến như ông Trần QuýThanh (chủ của Tập đoàn Tân Hiệp Phát).
Hồ Đông