Rối loạn nhịp sinh học làm tăng kích thước khối u
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 14:21, 12/05/2019
Nhóm nghiên cứu do Amita Segal, Giám đốc chương trình thời sinh học (chronobiology) tại trung tâm đứng đầu, đã nghiên cứu các tác động ở cấp tế bào, phân tử và sinh hóa do các rối loạn mạn tính trong nhịp sinh học gây ra. Khi lập mô hình tình trạng không đồng bộ của nhịp sinh học trong các mẻ nuôi cấy tế bào, các nhà khoa học đã dùng một glucocorticoid dexamethasone tổng hợp, tương tự như hormone của tuyến thượng thận mô phỏng sự chậm lại của nhịp ngày đêm.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng do sự biểu hiện của nhiều gien đã thay đổi, biểu hiện của protein có tên cyclin D1 kiểm soát của chu kỳ tế bào đã tăng lên. Đến lượt mình, cyclin D1 đã hoạt hóa protein CDK4/6 - một loại protein có liên quan đến sự điều hòa của chu kỳ tế bào. Trong thử nghiệm, CDK4/6 đã ngăn chặn sự phát triển của tế bào và buộc nó phải tổng hợp một ADN mới, dẫn đến sự gia tăng tốc độ phân chia tế bào.
Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, sự rối loạn mạn tính của nhịp sinh học bình thường, phát sinh do việc đi ngủ muộn, ăn uống không đúng giờ, làm việc theo ca và các lý do khác, làm thay đổi thế cân bằng giữa sự biểu hiện của các gien ức chế khối u và thúc đẩy tiến triển của khối u theo hướng tăng trưởng khối u.
Các phát hiện của các nhà nghiên cứu cũng cho thấy rằng liệu pháp thời sinh học (chronobiology) - việc dùng thuốc theo nhịp sinh học của từng bệnh nhân - có thể giúp cải thiện kết quả điều trị khi dùng thuốc ức chế sự phát triển của khối u.
Vũ Trung Hương