TP.HCM: Chỉ trong 4 tháng đã có 3 người chết vì sốt xuất huyết
Thông tin Y học - Ngày đăng : 17:23, 08/05/2019
Đã có 3 người chết vì sốt xuất huyết
Bác sĩ Lê Hồng Nga - Trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết, trong tháng 3 và tháng 4 vừa qua là giai đoạn thấp điểm của dịch bệnh hàng năm, số ca sốt xuất huyết và sởi đều giảm so với những tháng trước đó. Bênh taychân miệng trong tháng 4tăng nhẹ nhưng hiện nay đã bắt đầu có dấu hiệu giảm và chưa có ca nào tử vong. Bệnh sởi đang có xu hướng giảm nhưngrất chậm.
Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2019, toàn thành phố có đến3 trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 2 ca người lớn (ở huyện Củ Chi và quận Bình Tân), 1 ca trẻ em (14 tuổi, ngụquận Tân Phú). Cả 3 bệnh nhân trên đều đến bệnh viện trễ trong khi bệnh rất nặng.
Đề cập đến công tác phòng, chống dịch bệnh trong những thời gian tới, bà Nga nhấn mạnh đến hoạt động hưởng ứng"Ngày ASIAN phòng, chống sốt xuất huyết” lần thứ 9 và triển khai tiêm bù vắc xin ComBe Five (bạch hầu, hò gà, uốn ván, viêmgan B, viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib).
Theo bà Nga, bệnh sốt xuất huyết dù có xu hướng giảm, nhưng do đỉnh dịch mùa dịch 2018 đến muộn, bệnh giảm chậm ở những tháng đầu năm 2019 nên thời gian nghỉ giữa 2 mùa dịch 2018- 2019 và 2019- 2020 còn lại rất ngắn. Do đó, bước vào trong tháng 5 này - tháng bắt đầu bước vào mùa dịch sốt xuất huyết cần phải được quan tâm hơn về sốt xuất huyết, tập trung điều động lại nguồn lực.
Ngoài việc tổ chức mít tinh hưởng ứng“Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” cấp thành phố vào ngày 11.5 tới, các quận - huyện cũng phải tổ chức mít tinh ở địa phương.
Đối với sốt xuất huyết, đây là lúc thấp điểm của dịch bệnh nên cần phải hạ thấp nguồn sinh sản của muỗi để đến khi mưa xuống giảm bớt những nguy cơ. Chính vì vậy, hoạt động trọng tâm hưởng ứng“Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết” là lập danh sách, giám sát các điểm nguy cơ.
“Trong tháng 5 này, các quận - huyện phải tập trung rà soát lại các điểm nguy cơ sốt xuất huyết trên địa bàn để có biện pháp xử lý. Các địa phương phải tập trung xử lý triệt để các ổ dịch, đặc biệt là các ổ dịch kéo dài và các ổ dịch lan rộng”, bà Nga đề nghị.
Về việctiêm bù vắc xin ComBe Five, bà Nga cho biết sẽ tổ chức tiêmcho các trẻ sinh năm 2018. Vì thời điểm tháng 9 và tháng 10.2018, Việt Nam thiếu vắc xin nên nhiều trẻ chưa tiêm hoặc tiêm thiếu mũi.
Đối với những trẻ dưới 12 tháng tuổi sẽ được tiêm bù vắc xin ComBe Five, còn những trẻ trên 12 tháng sẽ không sử dụng vắc xin ComBe Five mà căn cứ theo tiền sử tiêm chủng để sử dụng vắc xin DPT và viêm gan B.
Điều tra đối tượng tiêm chủng sai quy định
Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP, từ khi bắt đầu triển khai tiêm vắc xin ComBe Five vào tháng 2.2019 đến nay toàn thành phố đã tiêm được 16.511 mũi . Trẻ bị phản ứng nhẹ sau khi tiêm vắc xin ComBe Five là 1.218 trường hợp, chiếm tỷ lệ 7,3% so với tổng số mũi tiêm, không có trường hợp tai biến nặng.
“Nếu so sánh với tỷ lệ phản ứng thông thường trong những đợt triển khai thí điểm của Bộ Y tế tại một số tỉnh, thành trước đó là khoảng 5 đến 10% thì tỷ lệ phán ứng sau tiêm tại TP.HCM vẫn nằm trong mức trên. Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ trong y văn ghi nhận”, bà Nga chia sẻ.
Tuy nhiên, bà Nga cho rằng việc triển khai tiêm vắc xin ComBe Five ở TP. đang gặp rất nhiều khó khăn do thông tin thiếu tích cực về những phán ứng sau tiêm của loại vắc xin này, khiến các phụ huynh từ chối tiêm chủng. Ngoài ra, năng lực tư vấn của nhân viên tiêm chủng còn hạn chế nên sốphụ huynh đồng thuận cho trẻ tiêm vắc xin ComBe Five còn rất thấp.
“Qua giám sát tại một trạm y tế cho thấy,số trẻ mời tiêm là 114 trẻ, nhưng số trẻ ra tiêm chỉ có 23 trẻ và sau khi tư vấn chỉ có 6 trẻ đồng thuận tiêm. Điều này cho thấy nhân viên tiêm chủng tư vấn chưa hiệu quả khiến người dân còn lo lắng và không an tâm về vắc xin ComBe Five”, bà Nga nói.
Cũng theo bà Nga, việc tổ chức tiêm chủng ở các địa phương còn nhiều hạn chế, bất cập. Chẳng hạn ở quận 4 và quận 7 sau khi tiêm vắc xin ComBe Five, các nhân viên y tế ở đây chưa thực hiện tư vấn kỹ cho phụ huynh sau tiêm tại nhà.
Việc quản lý, điều tra đối tượng tiêm chủng tại các địa phương còn rất yếu. Trẻ quản lý thấp hơn nhiều so với hệ thống tiêm chủng quốc gia, thậm chí tại trạm y tế phường 1 và phường 6 (quận 5), nhân viên tiêm chủng còn thực hiện sai quy định.
“Những nhân viên ở đây chỉ cần gọi điện thoại 1 lần mà không liên hệ được với phụ huynh là đã bật chế độ ngưng ngoại tiêm mà không điều tra thực tế. Điều này là hoàn toàn sai với quy định điều tra đối tượng tiêm chủng”, bà Nga nói.
Hồ Quang