Ông Maduro lợi dụng các bác sĩ Cuba để ép buộc cử tri Venezuela?
Quốc tế - Ngày đăng : 17:42, 19/03/2019
Trong các buổi phỏng vấn với New York Times, 16 bác sĩ Cuba tham gia các nhiệm vụ y tế ở Venezuela cho biết, họ bị áp lực phải làm những việc chẳng hạn như từ chối điều trị cho những bệnh nhân ủng hộ các đối thủ chính trị của ông Maduro. Họ cũng phải đến tận nhà người dân ở những khu vực nghèo, cung cấp thuốc và điều trị cho những người hứa sẽ bỏ phiếu cho Tổng thống Maduro.
Một bác sĩ nói rằng ông được khuyên không nên điều trị cho một bệnh nhân 65 tuổi, người cần được chăm sóc khẩn cấp vì suy tim vì các bình oxyđáp ứng với tình trạng của ông này chỉ dành cho những cử tri ủng hộ tổng thống trong cuộc bầu cử.
“Đây là những điều bạn không bao giờ nên làm trong cuộc đờicủa mình”, mộtbác sĩ người Cuba giấu tên cho biết.
Những bác sĩkhác cũng bày tỏ sự thất vọng và phẫn nộ tương tự về việc bị ép buộc phải xử lý bệnh nhâncần thuốc men và điều trị theo cách trái ngược hoàn toàn vớinhững gìhọ đã được dạy trong đào tạo y khoa.
Các bác sĩ Cuba đang chuẩn bị lên đường thực hiện các sứ mệnh nhân đạo- Ảnh: Reuters
Carlos Ramírez, một bác sĩ phẫu thuật nha khoa sau khi trốnsang Ecuador đã nói vớiNew York Times rằng họ được “điều động” để tập trung điều trị chonhững bệnh nhân dễ bị tổn thương nhất, chẳng hạn như người già hoặc người mắc bệnh mãn tính.
“Chúng tôi đưa cho họ vitamin và một số loại thuốc trị huyết áp. Khi có được lòng tin của họ, chúng tôi sẽ hỏi họ có biết nơi nào bỏ phiếu không và hỏi họ sẽ bỏ phiếu cho ai”, bác sĩ Ramírez nói.
Các bác sĩ Cuba còn được chỉ đạo để tuyên truyền với các bệnh nhân rằng, nếu ông Maduro thua trong cuộc bầu cử, quan hệ giữa Cuba và Venezuela sẽ chấm dứt và các dịch vụ y tế như thế này sẽ không còn.
Chính quyền Venezuela đãtheo dõi chặt chẽ các bác sĩ Cuba để đảm bảo họ tuân thủ "nhiệm vụ" được giao, tờ New York Times cho hay.
Một số bác sĩ tiết lộ, việc ép buộc người dân Venezuela bỏ phiếu cho ông Maduro bắt đầu từ cuộc bầu cử năm 2013, và đãtrở nên tồi tệ hơn vào năm ngoái, khi làn sóng phản đối tổng thống ngày càng gia tăng. Các bác sĩ Cuba thậm chí còn được yêu cầu giả dạng làm người Venezuela đểbỏ phiếu cho Tổng thống Maduro.
Các bác sĩ biểu tình phản đối tình trạng thiếu thốn thuốc men và điều kiện làm việc không an toàn tại Venezuela - Ảnh: New York Times
Tờ New York Timescũng cho biết chính phủ Venezuela hiện từ chối bình luận về sự việc trên. Còn chính phủ Cuba khẳng định sứ mệnh nhân đạo của nước này tại Venezuela nhằm duy trì các nhiệm vụ hỗ trợ y tế của các bác sĩ như đã làmtương tự ở khu vực như Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Haiti. Chính phủ Cuba cho biết sự hỗ trợ y tế tại Venezuela đã giúp cứu chữa cho khoảng 1.473.117 người.
Cuộc bầu cử tổng thống Venezuela hồi tháng 5 năm ngoái đã bị nghi ngờ do những cáo buộcvề gian lận. Các đối thủ chính trị của ông Maduro và nhiều quốc gia nước ngoài coi cuộc bầu cử trên là bất hợp pháp. Các phe đối lập lớn trong nước cũngđã đồng loạt tẩy chay cuộc đua này.
Maduro, một cựu tài xế xe buýt 56 tuổi - người kế nhiệm cố Tổng thống Hugo Chavez -đã nắm quyền lãnh đạo chính phủ sau khi giành chiến thắng cuộc bầu cử trong gang tấc hồi năm 2013. Ông đã phủ nhận mình là một nhà độc tài và nhiều lần cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ đạo một cuộc chiến kinh tế chống lại Venezuela nhằm hủy hoại quốc gia Nam Mỹ này.
Khi Tổng thống Maduro bắt đầu nhiệm kỳ 6 năm lần 2 vào tháng 1, Quốc hội Venezuela, do phe đối lập kiểm soát, đã bổ nhiệm nhà lãnh đạo 35 tuổi - Juan Guaido làm tổng thống lâm thời hợp pháp của đất nước và tuyên bố cuộc bầu cử năm 2018 của ông Maduro là “một sự dối trá”.
Mỹ, Canada và một số nước châu Âu đã ngay lập tức công nhận ôngGuaidovà kêu gọi Tổng thống đương nhiệm Maduro từ chức. Washington sau đó đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ - nguồn thu chính của chính quyền ông Maduro.
Tuy nhiên, Tổng thống Maduro hiện vẫn đang nắm quyền nhờ sự sự trung thành của quân đội cũng như có được sự ủng hộ của rất nhiều quốc gia, bao gồm Nga, Trung Quốc, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hoàng Vũ (theo Foxnews)