Giảm xạ trị ung thư vòm hầu từ 25-35 lần xuống còn 6 lần
Thông tin Y học - Ngày đăng : 14:38, 19/03/2019
Ngày 19.3, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cho hay bệnh viện đã ứng ứng dụng thành công kỹ thuật xạ trị định vị thân (SBRT) trong điều trị ung thư đầu cổ cũng như ung thư vòm hầu giảm xuống chỉ còn 6 lần xạ trị thay vì phải xạ trị từ 25 lần đến 35 lần như phát đồ điều trị trước đây.
Bệnh nhân đầu tiên được ứng dụng thành công kỹ thuật này là một nam thanh niên được chẩn đoán ung thư vòm hầu đã điều trị, tái phát tại chỗ. Kết quả giải phẫu bệnh ở bệnh nhân này là Carcinôm tế bào gai không sừng hóa. Sau khi hội chẩn, ê kíp bác sĩ sĩ các khoa xạ 3, xạ 1 và Kỹ thuật phóng xạ đã quyết định thực hiện kỹ thuật xạ trị SBRT cho bệnh nhân.
Để thực hiện kỹ thuật xạ trị này, bác sĩLâm Đức Hoàng - Trưởng khoa xạ 3 cho biết, bệnh nhân được sử dụng khung định vị TrUpoint Arc và tiến hành xạ trị định vị khu trú thể tích bướu có hướng dẫn hình ảnh.
“Xạ trị định vị thân (SBRT)liều xạ mỗi lần thường rất cao, tập trung vào bướu nhưng ít ảnh hưởng đến mô bướu lành xung quanh, tiên lượng điều trị hiệu quả cao, ít biến chứng”, bác sĩ Hoàng cho biết thêm.
“Trước đây, theo chỉ định điều trị, bệnh nhân ung thưnày tiếp nhận phác đồ điều trị xạ trị phải từ 25đến 35 lần xạ, mỗi ngày một lần. Giờ đây vớikỹ thuật mới này, bệnh nhân chỉ tiếp nhận số lần điều trị xạ trị rút ngắn xuống còn 6 lần. Kỹ thuật xạ trị này được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và trường hợp tái phát có kích thước bướu nhỏ”, bác sĩ Hoàng chia sẻ.
Theo bác sĩ Hoàng, xạ trị định vị thân (SBRT) là một trong những kỹ thuật xạ trị tiến bộ vận hành trên hệ thống máy xạ trị hiện đại thế hệ mới. Hệ thống máy này có trang bị hệ thống thiết bị hỗ trợ kiểm soát nhịp thở hiện đại (Reaspiratory Gating System) trong suốt quá trình xạ trị.
Hệ thống thiết bị hỗ trợ này có thể tự dò tìm vị trí chuyển động của bướu để phát tia xạ trị một cách chính xác vào đúng vị trí bướu, giảm bớt thể tích xạ trị vào những mô lànhxung quanh bướu. Do đó, kỹ thuật xạ trị này cho phép bệnh nhân xạ trị ở tư thế bình thường với những cử động sinh lý quan trọng (như nhịp thở, nhịp tim, chuyển động của bụng, tưới máu mô…) mà vẫn đạt mức độ chính xác và hiệu quả xạ trị cao hơn so với những kỹ thuật xạ trị trước đây.
Hồ Quang