Nghi ngờ bị nhiễm sán lợn: Cứ bình tĩnh uống thuốc xổ!
Sự kiện - Ngày đăng : 15:16, 18/03/2019
Cần can thiệp cộng đồng
Nguyên nhân khiến các bậc phụ huynh hoang mang về căn bệnh sán lợn ở trẻ là xuất phátviệc hàng chục trẻ ở Trường mầm non Thanh Khương (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) xét nghiệm máu bị dương tính với sán lợn sau khi cơ quan chức năng phát hiện trường mầm non này dùng thịt heo kém chất lượng.
Những ngày sau đó, hàng nghìn phụ huynhtừ địa phương này đã ồ ạt đưa con đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét ký sinh trùng Trung ương để xét nghiệm máu xem có bị nhiễm sán lợn hay không khiến những nơi này trở nên quá tải. Hiện đã có hàng trăm trẻ có kết quả dương tính với sán lợn. Nhiều phụ huynh khi biết kết quả xét nghiệm con mình bị dương tính với sán lợn đã bật khóc nức nở, vì lo sợ nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Bộ Y tế, bệnh ấu trùng sán lợn (sán dải) là do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ.Thông thường, ấu trùng sán lợn sẽ chết khi được đun nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi trong vòng 2 phút.
Theo số liệu báo cáo của các cơ sở điều trị, tính đến nay Việt Nam có ít nhất 55 tỉnhthành có trường hợp mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn.
Đểbiết xem có phải mắc bệnh sán dây, ấu trùng sán lợn hay không cần dựavào các biểu hiện triệu chứng bệnh như: đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài… và các xét nghiệm.
PSG-TS Lê Thành Đồng - Viện trưởng Viện Sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng TP.HCM (Bộ Y tế) cho rằng sự việc hàng nghìn phụ huynhở Bắc Ninh ồ ạt đưa con lên Hà Nội để xét nghiệm sán lợn là do công tác chỉ đạo, điều hành của địa phương này còn rất hạn chế.
“Trong năm ngoái, vụ nhiễm sán lợn xảy ra ở xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước) với hơn 100 trường hợp bị dương tính với sán lợn, chúng tôi đã đưa lực lượng về địa phương này đểphát động phong trào vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, kết hợp với ngành thú y để quản lý chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm. Chúng tôi đã xử lý rất gọn nên không có trường hợp nào đổ xô lên TP.HCM để xét nghiệm hay điều trị”, ông Đồng nói.
Theo ông Đồng, đây là căn bệnh phảigiải quyếttại cộng đồng, phải có sự chỉ điều hành, xử lý ở cộng đồng,nhất là công tác tuyên truyền. Với căn bệnh này phải can thiệp quần thể, can thiệp cộng đồng, chứ không thể can thiệp ở một cá nhân nào đó. Việc can thiệp này phải có sự đồngbộ liên ngành giữa thú y, vệ sinh môi trường, y tế, chứ khôngriêng gì ngành y tế.
Bình tĩnh
Theo các chuyên gia y tế trong lĩnh vực này, bệnh sán lợnlà một căn bệnh đơn giản, không nguy hiểm, chỉ cần điều trị đúng theo phácđồ tại các trạm y tế là có thể khỏi bệnh.
Ông Đồng cho rằng bệnh ấu trùng sán lợn không có gì đáng lo ngại (chỉ trừ trường hợp ấu trùng có nang sán cư trú lên não, tim, gan mới ảnh hưởng tính mạng hoặc sinh ra dị tật), vì con sán trưởng thành ở trong ruột thì khônggây ảnh hưởng gì nhiều.
Ngay cả những trường hợp ấu trùng lên não, lên tim cũng có thời gian, ít nhất phải mấy tháng. Chẳng hạn ăn phải trứng ấu trùng sán lợn thì trứng phải vào trong ruột, rồi lột xác thành ấu trùng mới chui vào máu và đi cư ngụ khắpcác nơi.
Tuy nhiên, đối với trường hợp các trẻ em ở tỉnh Bắc Ninh thì không nên lo lắng, vì mới chỉ là xét nghiệm huyết thanh học, chứ không phải là xét nghiệm cuối cùng. Trong số hàng trăm trường hợp có kết quả là dương tính, chỉ là dương tínhvớihuyết thanh, chứ chưa chắc đã có ký sinh trùng sán lợn.
“Đối với người Việt Nam chúng ta gần như 100% bị nhiễm ký sinh trùng. Ký sinh trùng bao gồm: giun, sán, nấm, đơn bào... Những ký sinh trùng này thường dương tính chéo, tức là khi chúng ta bị nhiễm con giun đũa, nhưng xét nghiệm sán lợn cũng dương tính, màthực ra chỉ nhiễm giun đũa, chứ khôngnhiễm sán lợn”, ông Đồng giải thích.
Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết đa số trường hợp khi giun sán vào cơ thể người, sau một thời gian cơ thể người tự thải ra, nhưng xét nghiệm vẫn dương tính rất lâu. Vì thế nhiều khi xét nghiệm dương tính với giun nhưng trong người không có con giun nào cả.
Theo bác sĩ Khanh, chỉ những bệnh nhân có dấu hiệu ký sinh trùng xuất hiện ở da (nổi sần, nổi cục trên da), dấu hiệu ở não như co giật, hôn mê, yếu liệt chi... và bác sĩ điều trị nghi ngờ do ký sinh trùng "chạy nhầm đường" mới cho chỉ định xét nghiệm. Trẻ em hay người lớn không có triệu chứng gì thì xét nghiệm chỉ làm cho rối thêm.
“Nếu nghi ngờ ăn phải gì đó có thể nhiễm giun sán thì chỉ cần cho uống thuốc xổ giun sán thông thường nhưalbendazol, mebendazol, pyrentel; còn nếu nghi nhiễm sán lợn thì dùng praziquantel hay albendazol. Không cần phải xét nghiệm, nếu thấy nghi ngờ thì cứ uống, vì nếu không bị nhiễm có uống vào cũng chẳng sao”, bác sĩ Khanh chia sẻ.
Hồ Quang