Các băng đảng thân chính phủ trấn áp người biểu tình Venezuela
Quốc tế - Ngày đăng : 17:22, 15/03/2019
"Giờ kháng chiến đã đến, tôi kêu gọi các Colectivos hãy kháng chiến tích cực trong cộng đồng", ông Maduro tuyên bố trong bài phát biểu hôm 11.3.
Giáo sư lịch sử tại Đại học New York (Mỹ), Alejandro Velasco - người đã nghiên cứu về các nhóm bán quân sự tại Venezuela, cho biết “Colectivos” không lớn bằng lực lượng vũ trang của Venezuela - có lẽ khoảng 5.000 đến 7.500 thành viên trên toàn quốc. Nhưng họ là cánh tay đắc lực cho chính quyền ông Maduro nhằm duy trì quyền lực ngay cả khi nền kinh tế của đất nước và mạng lưới điện đang bị phá vỡ.
Theo ông Velasco, các lực lượng bán quân sự này khá nhanh nhẹn, tận tụy và họ có một khả năng phi thường để “gieo rắc nỗi kinh hoàng”.
Một người được cho là thành viên củaColectivos đang tấn công một nhà hoạt động - Ảnh: AP
Tên gọi “Colectivos” lấy cảm hứng từ các lực lượng du kích trong các cuộc khởi nghĩa ở Venezuela vào những năm 1960. Sau hòa bình, họ đã lui về các khu vực nghèo để hoạt động cộng đồng - cung cấp các lớp học, chiếu phim, phát bánh mì miễn phí, và để bảo vệ ngườidân khỏi các cảnh sát quan liêu.
Dưới thời cố Tổng thống Hugo Chavez, số lượng các nhóm vũ trang nhỏ này đã tăng lên. Thậm chí, một số người được phép điều hành và kiểm soát các khu phố nhỏ để đổi lại các lợi ích về chính trị. Tuy nhiên nhiều ý kiến khác cho rằng, trong suốt thời gian đảm nhiệm chức vụ tổng thống từ năm 1999 cho đến khi qua đời vào năm 2013, ông Chavez đã không phụ thuộc vào các băng đảng Colectivos.
Trong nhiều năm qua, một loại Colectivos mới đã xuất hiện, trong đó có thành viên bao gồmcácnhân viên cảnh sát hiện tại hoặc các cựu cảnh vệ quốc gia.
"Lòng trung thành không phải những gì các Colectivos theo đuổi. Về cơ bản đó là sự duy trì các lợi ích về quyền lực", ông Velasco nói.
Các nhà phân tích cho rằngrất khó để xác định mối quan hệ chính xác của các nhóm băng đảng bán quân sự với chính quyền của Tổng thống Maduro. Tuy nhiên, trong bối cảnh hỗn loạn vì mất điện, máy phát điện không được chuyển đến bởi các quan chức y tế hay chính phủ mà bởi "Colectivos". Một số người thuộc nhóm Colectivos cũng được giao trách nhiệm phân phối các gói thực phẩm của chính phủ ở các khu vực nghèo và được cho phépkiểm soát các khu dân này. Số khác cũng được trả tiền bởi các cá nhân trong chính phủ.
Các Colectivos hoạt động rất đa dạng và không theo tổ chức. Họ cũng không ngần ngại đe dọa bạo lực. Gần đây, một nhà hoạt động cộng đồng có tên Jose Gregorio Velásquéz đã bị Colectivos cảnh báo chấm dứt các động thái kêu gọi biểu tình kèm theo lời đe dọa "Chúng tôi biết nơi anh sống".
Sự kiểm soát tận gốc đó có thể ngăn cản những người Venezuelatham gia các làn sóng biểu tình đã càn quét đất nước trong những tuần gần đây để ủng hộ Juan Guaido - lãnh đạo phe đối lập được Mỹ và hàng chục quốc gia khác công nhận là tổng thống lâm thời hợp pháp.
Chuyên gia Velasco cũng cho rằng: "Thật khó để ông Guaido có được thêm sự ủng hộ từ những người dân bởi họ đang gánh chịu gánh nặng của sự đàn áp".
David Smilde, một chuyên gia về Venezuela tại Đại học Tulane (Mỹ) cho biết, các nhóm bán quân sự Colectivos có hiệu quả một phần vì khó có thể xác định cácthành viên bởi họ thường che mặt và che biển số xe. Khi sự bất ổn chính trị gia tăng, ngay cả các nhóm trộm xe hay tội phạm khác cũng tự gọi mình là "Colectivos".
Rất khó để xác định các thành viênColectivos vì họ thường bịt mặt và che biển số xe - Ảnh: Internet
"Các Colectivos có nhiệm vụhoàn thành công việc thay cho quân đội, họ thực hiện các hành động nhằm duy trìan ninh thông qua bạo lực mà các nhân viên an ninh mặc đồng phục sẽ phải chịu trách nhiệm", ông Smilde nói.
Tuy nhiên, có lẽ vũ khí quan trọng nhất của Colectivos là khả năng gieo rắc nỗi sợ hãi.
Roberto Patino, một nhà hoạt động đối lập dẫn đầu các cuộc biểu tình vào ngày 23.2 tại thành phố biên giới Urena (Venezuela) nhằm gây sức ép buộc các lực lượng an ninh cho phép viện trợ nhân đạo vượt qua Colombia, cho biết: “Khi lực lượng vệ binh quốc gia Venezuela phóng hơi cay, đám đông biểu tình vẫn tiếp tục phản kháng. Nhưng sau khi các Colectivos nổ súng, hầu hết mọi người chạy trốn để tự cứu mình".
Các Colectivos đã trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh chính phủ Venezuelatỏ ra do dự khi dựsử dụng quân đội để ngăn chặn các cuộc biểu tình. Trong khi giới lãnh đạo quân sự cấp cao vẫn tỏ lòng trung thành với Tổng thống Maduro, nhiều binh sĩ cấp bậc thấp hơn đang phải chịu đựng "nỗi khổ"tương tự như những người Venezuela khác và tất nhiên họ có thể kháng lại các mệnh lệnh.
Để đối phó với các cuộc biểu tình đang có xu hướng mở rộng thêm, chính quyền của ông Maduro cũng thành lập thêmmột lực lượng đặc biệt có tên FAES bao gồm các cảnh sát quốc gia nhằm ngăn chặn những người biểu tình trẻ tuổi ở các khu dân cư nghèo. Một số nhà hoạt động cáo buộc rằng lực lượng mới này đang liên kết chặt chẽ với các Colectivos trong khi FAES nói rằng họ chỉ tập trung vào chống phá tội phạm.
Hoàng Vũ (theo Washington Post)