Vụ chạy thận gây chết người: Các chuyên gia lên tiếng tại tòa
Theo dòng thời sự - Ngày đăng : 17:27, 18/01/2019
Những biểu hiện ban đầu của các bệnh nhân tử vong là ngứa, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…theo GS Nguyễn Gia Bình (chuyên ngành Hồi sức cấp cứu và chống độc), rất giống sốc phản vệ, phản ứng dị ứng xuất hiện ngay khi cơ thể tiếp xúc với chất lạ, nặng nhất có thể gây tửvong. Việc nghĩ đến sốc phản vệ là hợp lý và cần được xử lý theo đúng pháp đồ của Bộ Y tế. Vì vậy, vị chuyên gia này cho rằng những bác sĩ đã làm đúng quy trình, chẩn đoán lâm sàng hoàn toàn phù hợp.
Sự cố chưa cố tiền lệ ở Việt Nam
Theo giám định, các nạn nhân tử vong do bị ngộ độc nguồn nước RO, nhiễm độc HF. Bị cáo Bùi Mạnh Quốc đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axitclohydric (HCL) để sục rửa các vỏ màng lọc. Trong lúc thực hiện đã để tồn dư một lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước.
Với sự cố y khoa xảy ra tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, PGS.TS Đỗ Gia Tuyển (Trưởng khoa Thận tiết niệu Bệnh việnBạch Mai) cho biết ở nước ngoài cũng đã có trường hợp liên quan đến hóa chất tồn dư trong đường ống do ống bị đục, bị rò rỉ.Nhưng ở Việt Nam, chưa gặp trường hợp nào như ở BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Theo ông Tuyển, ở Việt Nam, tùy từng bệnh viện có sự phân công khác nhau và Việt Nam hiện nay chưa có chức danh kỹ sư lâm sàng. Về nguyên tắc, phòng vật tư bàn giao là chất lượng phải đảm bảo và khoa chỉ vận hành để lọc máu. Trước khi sử dụng bắt buộc điều dưỡng phải “test” đơn giản, trước khi đưa vào vận hành hàng ngày.
Trả lời câu hỏi của luật sư, Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh việnBạch Mai – TS, BS Nguyễn Hữu Dũng cho biếtvề nguyên tắc, người sửa phải đảm bảo hệ thống RO đủ chất lượng.Khi điều dưỡng đã kiểm tra và thông báo cho bác sĩ thìbác sĩ có thể yên tâm ra y lệnh.
Liên quan đến việc tiến hành sửa chữa hệ thống RO và xét nghiệm AAMI, TS Dũng cho biết đó là xét nghiệm định kỳ, có các yếu tố vềthông số lý hóa, xét nghiệm vi khuẩn (chỉ làm khi có nghi ngờ). Khi xét nghiệm, không cần phải dừng chạy thận. Quy trình xét nghiệm AAMI là theo chuẩn quốc tế, đơn nguyên thận của BVĐK tỉnh Hòa Bình cũng phải làm theo quy trình đó.
Bên nhận chuyển giao phải chịu trách nhiệm về chất lượng nước
GS Phạm Minh Thông - PGĐ Bệnh việnBạch Mai cho biết năm 2010, Bệnh việnBạch Mai triển khai Đề án 1816 có ký hợp đồng với BVĐK tỉnh Hòa Bình chuyển giao kỹ thuật lọc máu và phía Bạch Mai chuyển giao cho Hòa Bình 5 kỹ thuật liên quan đến lọc máu theo đúng quy trình của Bộ Y tế, trong đó có kỹ thuật xử lý nước. Phía Bệnh việnBạch Mai đào tạo lý thuyết cho các bác sỹ, điều dưỡng của BVĐK tỉnh Hòa Bình để đạt trình độ có thể vận hành hệ thống máy lọc thận.
Ngoài ra, Bệnh viện Bạch Mai cử cán bộ lên Hòa Bình để chuyển giao tại cơ sở và thanh lý hợp đồng khi cơ sở đó chủ động thực hiện được công việc.Hợp đồng chuyển giao ký ngày 15.3.2010, đếntháng 5.2010 thì nghiệm thu hợp đồng. Theo đại diện của Bệnh việnBạch Mai, khi chưa chuyển giao, BVĐK tỉnh Hòa Bình đã tiến hành chạy thận và phía Bạch Mai phải cử người xuống tận nơi cầm tay chỉ việc.
Đại diện Bệnh việnBạch Mai cũngcho biết phải chuyển giao phương thức vận hành cho một kíp tương đối đôngngười của BVĐKHòa Bình cử đi học. Theo Bệnh việnBạch Mai, khi chuyển giao không bắt buộc bên nhận phải có kỹ sư.
Về chất lượng nước, phía Bệnh việnBạch Mai cho rằng chỉ đưa ra yêu cầu chất lượng nước, còn bệnh viện nhận bàn giao phải tự chịu trách nhiệm về việc ai chịu trách nhiệm chất lượng nước. Về mặt thiết bị vật tư, khi chuyển giao, Bệnh việnBạch Mai yêu cầu đơn vị đó phải có máy lọc máu đảm bảo chất lượng. Đối với Bệnh viện Bạch Mai, việc trang bị máy là do bệnh viện tự mua, hoặc thuê máy bên ngoài vì lượng bệnh nhân rất đông.
Theo cáo buộc, Bùi Mạnh Quốc trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình. Quá trình thực hiện, Quốc đã sử dụng hỗn hợp Axit Flohydric (HF) và Axitclohydric (HCL) để sục rửa các vỏ màng lọc. Trong lúc thực hiện đã để tồn dư một lượng hóa chất lớn trong hệ thống nước.
Về bị cáo Hoàng Công Lương, nội dung cáo buộc cho rằng Hoàng Công Lương là người được đào tạo về kỹ thuật lọc máu cơ bản, được giao trách nhiệm phụ trách chuyên môn nên buộc phải nhận thức rõ trách nhiệm được giao.
Theo đó, bị cáo Hoàng Công Lương là người thừa lệnh Trưởng khoa ký đề xuất sữa chữa, bảo dưỡng hệ thống lọc nước RO số 2 và biết rõ việc sửa chữa, khử trùng hệ thống nước RO số 2 vào ngày 28.5.2017.
Với trình độ, nhận thức, vai trò, trách nhiệm được giao, bị cáo Lương phải biết rõ quy định nước sử dụng trong lọc máu phải đảm bảo chất lượng theo quy định và thuộc trách nhiệm của Trưởng khoa.
Tuy nhiên, sáng 29.5.2017, khi mới nghe điều dưỡng viên nói về việc Trần Văn Sơn gọi điện thông báo hệ thống nước RO đã sửa xong thì Lương đã không kiểm tra lại, không báo lại với Trưởng khoa mà vẫn ra y lệnh điều trị cho các bệnh nhân dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 9 người tử vong.