Trung Quốc kết án tử hình công dân Canada, ông Trudeau phẫn nộ
Quốc tế - Ngày đăng : 06:47, 15/01/2019
Tòa án Nhân dân Trung cấp Đại Liên (ở phía đông bắc Trung Quốc) đã tuyên án Robert Lloyd Schellenberg tội tử hình dựa trên tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và dựatheo bộ luật hình sự Trung Quốc.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau chỉ trích phán quyết này, động thái xảy ra khi mối quan hệ đã căng thẳng giữa hai nước dâng cao sau vụ Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu tại Vancouver vào tháng trước theo yêu cầu từ Mỹ.
Theo tòa án, Schellenberg đã được các trùm buôn lậu ma túy phái đến Đại Liên vào tháng 11.2014 để tham gia vào vụ buôn lậu hơn 222 kg methamphetamine từ Đại Liên tới Úc. Công tố viên cho biết Schellenberg và đồng phạm đã mua các đồ nghề và lốp xe để tìm cách giấu ma túy trong các container.
Cáo trạng cũng nêu: Schellenberg được cho là đã đóng vai trò kiểm địnhhàng hóa, đánh giá khối lượng công việc và quyết định ngày giao hàng. Sau khi đồng phạm bị tóm, Schellenberg trốn khỏi Đại Liên và bị bắt ở miền nam Trung Quốc vào ngày 1.12.2014, khi anh ta cố gắng bay đến Thái Lan.
Trước tòa, Schellenberg khẳng định: "Tôi không phải là một kẻ buôn lậu ma túy. Tôi đến Trung Quốc với tư cách là một khách du lịch".
Tòa án cho biết Schellenberg có quyền kháng cáo bản án trong vòng 10 ngày. Tòa án nói thêm rằng các quyền bào chữa và dịch thuật của bị cáo đã được đảm bảo trong phiên tòa. Các quan chức từ Đại sứ quán Canada cũng đã được mời tham dự phiêntòa.
Chú của Schellenberg nói với CNN rằng gia đình bị sốc vì phán quyết. "Chúng tôi không biết phải nói gì lúc này. Hiện tại tất cả chúng tôi đều rất đau lòng và choáng váng", Gary Schellenberg nói với CNN qua điện thoại. Gary Schellenberg cũngnói rằng gia đình đãcó liên hệ chặt chẽ với cơ quan ngoại giao Canada nhưng chưa tiếp xúc được với người cháu trai bị giam tại Trung Quốc.
Trung Quốc vốntrừng phạt nghiêm khắc tội phạm buôn lậu hoặc buôn bán ma túy, kể cả người nước ngoài. Bất cứ ai bị phát hiện vận chuyển, tàng trữ hơn 50 gram ma túy đều có thể phải đối mặt với án tử hình.
Năm 2009, Akmal Shaikh, một công dân Anh bị kết án tử hình do mang theo 4 kg heroin vàđã bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc bất chấp sự phản đối quyết liệt từ chính phủ Anh. Gia đình Shaikh cho biết anh ta bị rối loạn tâm thần và bị lừa trong vụ vận chuyển ma túy.
Tuy nhiên, trường hợp Schellenberg thì có vẻ nhuốm màu chính trị hơn, CNN đánh giá. Vấn đề là trong phiên xét xử lần đầu tiên vào tháng 3.2016, khi quan hệ Trung Quốc - Canada còn tốt đep thì Schellenberg chỉ bị kết án là đồng phạm đóng vai trò phụ trong vụ buôn lậu. Sau đó, tòa án chỉ phạt Schellenberg 15 năm tù. Schellenberg còn tự tin đến mức tiếp tục kháng cáo để mong tiếp tục được giảm án nhờ tác động từ Canada.
Thế nhưng đến cuối 2018, sau thời điểm Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, tòa án cấp cao ở Trung Quốc đã mở phiên xét xử mới. Phía công tố nói rằng họ đã phát hiện ra bằng chứng mới để chứng minh vai trò chính của Schellenberg trong vụ án.
Thủ tướng Trudeau cho biết quyết định của tòa án Trung Quốc là "cực kỳ đáng quan ngại". Từ đầu năm nay, người Canada đãchịu cảm giác bị Trung Quốc trả đũa vìvụ bắtbà Mạnh Vãn Châu. Giới chức Canada hôm 3.1 cho biết đã có 13 công dân nước này đang bị giam giữ tại Trung Quốc kể từ khi Giám đốc tài chính của Huawei bị bắt theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ.
Theo Reuters, trong số 13 người bị bắt giữ chỉ có 3 người được tiết lộ công khai danh tính, bao gồm cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig, doanh nhân Michael Spavor và giáo viên Searah McIver. Cô McIver đã được phóng thích và trở về Canada. Trong khi đó, các ông Kovrig và Spavor vẫn bị giam giữ.
Tuy nhiên, sự việc Schellenberg bị thay đổi tội danh và chịu kết án tử hình là cơn đau đầu lớn hơn nhiều cho Thủ tướng Trudeau. Hãy đợi xem Canada sẽ làm gì trong hạn 10 ngày kháng cáo của Schellenberg. Ngoài Schellenberg, giới chức Canada cho biết, hiện nay, có khoảng 200 người Canada đã bị giam giữ tại Trung Quốc với nhiều cáo buộc và đang tiếp tục đối mặt với các thủ tục tố tụng.
Anh Tú