Dịch lở mồm long móng có chiều hướng lây lan, diễn biến phức tạp
Sự kiện - Ngày đăng : 11:45, 02/01/2019
Theo Cục Thú y, nguyên nhân chủ yếu là hệ thống thú y cấp thôn, xã, huyện và cấp tỉnh chưa chủ động giám sát, nắm bắt kịp thời hoặc có nhưng chưa chính xác, đầy đủ thông tin về tình hình dịch bệnh, chưa báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác về tình hình dịch bệnh theo quy định.
Tiếp theo là do việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòngchống dịch bệnh tại cơ sở chưa tốt, còn nhiều tồn tại, bất cập, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực hiện; một số địa phương không lấy mẫu gửi đến phòng thí nghiệm của cơ quan có thẩm quyền đã được chỉ định để xét nghiệm.
Bên cạnh đó, các nơi chưa đề xuất công bố dịch làm cơ sở hỗ trợ thiệt hại cho người chăn nuôi để tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòngchống dịch. Người chăn nuôi không biết được chủ trương và mức hỗ trợ khi có gia súc bị bệnh, chết buộc phải xử lý, đã vứt xác lợn chết ra đường giao thông, gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh...
Cũng theo Cục Thú y, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người chăn nuôi trong việc phòngchống dịch bệnh động vật chưa thường xuyên, liên tục và chưa hiệu quả. Người chăn nuôi, người buôn bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi đã tự điều trị gia súc bị bệnh, gây lây lan dịch bệnh sang các đàn gia súc khác chưa bị bệnh.
“Việc buôn bán, vận chuyển bất hợp pháp lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh và ở phạm vi rộng; việc tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi tại một số địa phương chưa được triển khai thực hiện đầy đủ”, Cục Thú y cho biết.
Theo đó, Cục Thú y đề nghị các sở NN-PTNT, Chi cục Thú y, Chăn nuôi và Thú y các tỉnhthành khẩn trương phối hợp với UBNDcấp huyện, cấp xã tập trung chấn chỉnh công tác phòngchống dịch bệnh lở mồm long móng theo đúng quy định tại Luật Thú y và các văn bản của Bộ NN-PTNT quy định về phòngchống dịch bệnh.
Đối với các địa phương đã, đang có ổ dịch lở mồm long móng, cần xử lý dứt điểm, không để phát sinh ổ dịch mới tại các địa phương đã và đang có dịch bệnh; tổ chức tổng vệ sinh, xử lý gia súc bệnh, gia súc chết, phun thuốc tiêu độc khử trùng.
Đồng thời cần tiêm phòng bao vây ổ dịch cho toàn bộ đàn gia súc của các xã đã, đang có dịch bệnh và các địa phương có nguy cơ cao; quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc ra khỏi vùng có dịch.
Cục Thú y cũng yêu cầu thành lập ngay Ban chỉ đạo phòngchống dịch bệnh và phân công rõ trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; thực hiện công bố dịch và khẩn trương tổ chức chống dịch theo đúng các quy định của pháp luật thú y hiện hành; bố trí kinh phí và tổ chức các hoạt động chống dịch trên địa bàn.
Ngoài ra, cần tổ chức thông tin, tuyên truyền liên tục để người chăn nuôi biết và chủ động hợp tác trong phòngchống dịch bệnh; trong đó cần nói rõ mức độ nguy hiểm của dịch bệnh lở mồm long móng, các biện pháp xử lý gia súc bệnh, mức hỗ trợ của nhà nước đối với gia súc nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Đối với các địa phương chưa có dịch, cần chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp gia súc mắc bệnh; thực hiện lấy mẫu gửi phòng thử nghiệm có thẩm quyền đã được chỉ định để xét nghiệm, xác định chính xác các chủng vi rút gây bệnh để tổ chức tiêm phòng có hiệu quả.
Rà soát, tổ chức tiêm phòng tại các địa bàn có nguy cơ cao; củng cố hệ thống báo cáo dịch nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phòngchống dịch, bảo đảm chính xác, kịp thời; tăng cường kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện công tác phòngchống dịch bệnh tại tuyến cơ sở trên địa bàn.
Cùng với đó, tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và các biện pháp kỹ thuật trong phòngchống dịch; về quyền lợi, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chủ động phòng bệnh cho đàn gia súc, nhằm phát triển chăn nuôi, cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, giảm thiểu nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh.
Thành lập ngay các đoàn công tác trực tiếp đến các xã đang có dịch để chỉ đạo xử lý dứt điểm các ổ dịch; và các nơi có nguy cơ cao để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở theo đúng các quy định hiện hành.
Lam Thanh