Việc ông Biden đắc cử tổng thống Mỹ có là ‘ác mộng’ cho Nga?
Góc nhìn - Ngày đăng : 10:25, 27/09/2020
Ngày càng lo lắng về viễn cảnh Nhà Trắng không cóTrump, Nga đang cố gắng xác định xem điều này có ý nghĩa như thế nào đối với các vấn đề nhạy cảm, từ vũ khí hạt nhân đến mối quan hệ với Trung Quốc, xuất khẩu năng lượng, những biện pháp trừng phạt hay kể cả các xung đột sâu rộng trên toàn cầu, theo những nguồn tin am hiểu vấn đề.
Giới quan sát cho rằng, mặc dù không có nhiều triển vọng cải thiện quan hệ nếuTrumptái đắc cử, nhưng việcBidenchiến thắng có thể sẽ mang lại “ác mộng” cho Nga.
Một chiến thắng thuộc về đảng Dân chủ thậm chí có thể khiến ĐiệnKremlinphải đẩy nhanh cuộc bầu cử quốc hội vào mùa xuân, trước khi chính phủ mới của Mỹ có thời gian áp thêm các chế tài nhằm vào Nga, theo một nguồn tin giấu tên thân cận với ĐiệnKremlin.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI)ChristopherWraytuần trước cáo buộc Ngatiếp tục tiến hành một chiến dịch "rất tích cực" nhằm hạ thấp uy tín củaBidenvà gieo rắc chia rẽ trong chính trường Mỹ. Song,mộtquan chức tình báo cấp cao Anhcho rằng, chính trị Mỹ hiện tại phân cực đến mức Nga không cần thiết phải can thiệp và tạo ra những tranh cãi mới.
TheoGlebPavlovsky, cựu cố vấn ĐiệnKremlin, giới lãnh đạo Nga vẫn chưa từ bỏ niềm tin vàoTrump. "Không rõ họ có thể đề nghị giúp đỡTrumpnhư thế nàonhưng họ sẽ giúp ông ấy, miễn là nó không gây ra bất kỳ bê bối lớn nào. Họ không muốn châm ngòi hiệu ứngboomerang",Pavlovskynhận định.
ÔngTrumpđang làm cho công việc của Nga trở nên dễ dàng hơn bằng một cuộc chiến tranh thông tin riêng, bao gồm cả những bình luận lặp đi lặp lại cho rằng việc bỏ phiếu qua thư sẽ dễ dẫn đến gian lận lớn -tuyên bố đang được các phương tiện truyền thông Nga tích cực khuếch đại.
Giới chức Nga từ lâu đã phủ nhận những cáo buộc can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ dù ở hiện tạihay hồi năm 2016. Sự "say mê"ban đầu của Nga đối vớiTrumpcũng đã giảm bớt. Các quan chức trong chính quyềnMoscowcho rằng "hội chứng sợ Nga" trong hệ thống chính trị Mỹ chắc chắn sẽ không đổi cho dù bất kể ai đắc cử.
Tuy nhiên, sự tương phản giữa Tổng thống thuộc đảng Cộng HòaDonaldTrumpvà ứng viên đảngDân chủJoeBidenlà rất rõ ràng. Trong khi ôngTrumptuần trước nói rằng Trung Quốc và quy trình bỏ phiếu qua thư là hai mối đe dọa lớn hơn cả Nga, ôngBidenlại khẳng định ông sẽ khiếnMoscowphải trả giá cho hành vi can thiệp bầu cử Mỹvà coi Nga là "đối thủ đáng lo ngại".
Trả lời phỏng vấn hôm 25.9, ông Biden cho biết: “Thông điệp của tôi gửi tới ông Vladimir Putin là sẽ có hậu quả vì sự can thiệp của Nga vào chủ quyền của chúng tôi nếu tôi thắng cử”, ông Biden nhấn mạnh.
Đây không phải lần đầu ông Biden nhắm tới Tổng thống Nga. Trước đó, ông Biden gọi Tổng thống Putin là “kẻ bắt nạt” và cáo buộc ông Putin nỗ lực can thiệp bầu cử để chọn ra tổng thống Mỹ theo ý mình. Ông Biden cũng chỉ trích ông Trump vì quá qụy lụy trước ông Putin.
“Chưa bao giờ một tổng thống Mỹ lại quỵ lụy như vậy với một nhà lãnh đạo Nga. Điều đó không chỉ gây nguy hiểm mà còn là sự bẽ mặt, xấu hổ cho toàn bộ thế giới. Điều đó làm suy yếu chúng ta”, ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ phát biểu trong một sự kiện hồi tháng trước.
Tổng thống NgaVladimirPutinhôm 25.9 đã kêu gọi xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, đồng thời cam kết không can thiệp vào các cuộc bầu cử của nhau. Trong một thông báo được đưa ra bởi ĐiệnKremlin, nhà lãnh đạo Nga kêu gọi hai nước "đảm bảo không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bao gồm cả bầu cử cũng như việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông" cũng như "thiết lập lại"các mối quan hệ trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, căng thẳng giữa Nga với Đức và Pháp đang tăng cao xung quanh vụ lãnh đạo đối lậpAlexeiNavalnynghi bị đầu độc, làm gia tăng nguy cơMoscowbị cô lập nếu ôngTrumpđể thuaBiden. "NếuBidenđắc cử,Moscowsẽ phải đối đầu với một phương Tây hợp nhất trên nền tảng chống Nga",AndreyKortunov, người đứng đầu Hội đồng các Vấn đề quốc tế thuộc ĐiệnKremlin, cảnh báo.
Lo ngại về việc phương Tây sẽ áp các biện pháp trừng phạt mới lên Nga đã khiến giá trị đồngrublerơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4. Ngay cả khi nền kinh tế lao dốc trong bối cảnh đại dịch COVID-19vào đầu năm nay, ĐiệnKremlinvẫn thận trọng trong việc chi tiêu, tiếp tục dồn hàng trăm tỉUSD tích trữ cho các cuộc khủng hoảng tiềm ẩn trong tương lai.
Cái nhìn không mấy thiện cảm của nhiều quan chức trong ĐiệnKremlinđối vớiBidenđã có từ lâu, ít nhất là từ năm 2011, khi ông đếnMoscowvới tư cách phó tổng thống Mỹ dưới thời cựu Tổng thốngBarackObama.Bidenvào thời điểm đó đã nói với các lãnh đạo đối lập Nga rằng ông nghĩPutinkhông nên tiếp tục tranh cử tổng thống.
Cựu giám đốc cấp cao về châu Âu và Nga của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, bàFionaHillnhận định các chia rẽ đang nổi lên trong ĐiệnKremlinliên quan tới việc duy trì một chiến dịch "can thiệp" vốn đã mang lại kết quả trái ngược nhau. Với việc nhiều quan chức Mỹ luôn tin rằng Nga vẫn đang cố gắng phá hoại nền dân chủ, điều này khiếnMoscowđánh mất đi sự ủng hộ từ giới chính trị Mỹ tới nỗi tương lai quan hệgiữa2 nước giờ phải phụ thuộc vào người sẽ giành chiến thắng vào tháng 11 tới.
Đượcbiếtquanchức tình báo Mỹ cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 tại Mỹ qua hành động tấn công mạng đảng Dân chủ. Mỹ cho rằng việc nàynhằmxoay chuyển tình thế có lợi cho ứng viên đảng Cộng hòa là Tổng thống đương nhiệmDonaldTrump.Moscowsau đóđã hoàn toàn bác bỏ cáo buộc này. Tháng 3.2019, công tố viên đặc biệtRobertMuellerđã hoàn thành cuộc điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ và nộp báo cáo lên Bộ trưởng Tư pháp. Theo đó, ôngMuellerkhông tìm thấy bằng chứng đủ thuyết phục về cáo buộc ôngTrumpvà cộng sự cấu kết với Nga.
Hoàng Vũ (theo Bloomberg)