Lợn có thể nhiễm COVID-19
Khoa học - công nghệ - Ngày đăng : 09:50, 13/09/2020
Ông Brad Pickering thuộc Cơ quan Kiểm tra thực phẩm Canada -nhà khoa học đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Đây là bằng chứng SARS-CoV-2sống có thể tồn tại ở lợn trong ít nhất 13 ngày”.
Phát hiện trên phản bác lại quan điểm lợn không thể nhiễm COVID-19 do học giả Trần Hóa Lan thuộc Viện Nghiên cứu Thú yCáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) đưa ra 4 tháng trước. Tiến sĩ Martin Beer thuộc Viện nghiên cứu Friedrich-Loeffler-Institu (Đức) từng công bố nghiên cứu củng cố quan điểm của bà Trần.
Tuy nhiên, ông Pickering cùng cộng sự đến từ Đại học Iowa (Mỹ) khi dùng mô hình máy tính phân tích đã ghi nhận thụ thể ACE2 ở người và ở lợn tương đồng đến 80%. ACE2 là thụ thể mà vi rút bám vào để xâm nhập, họ phát hiện vi rútSARS-CoV-2ở người liên kết được với ACE2 lợn.
Nhóm nghiên cứu chọn 16 con lợn lai giống Yorkshire Mỹ rồi đưa vi rút hoạt động (liều lượng lớn) vào mũi và họng. Lợn sau khi tiêm chảy nước mắt trong 3 ngày, một số con chảy nước mũi, có trường hợp mệt mỏi nhẹ kèm ho kéo dài 4 ngày. Ngoài ra không còn triệu chứng nào khác.
Kiểm tra nội tạng không có dấu hiệu tổn thương do nhiễm trùng nhưng mô dưới lưỡi cho kết quả dương tính với COVID-19. Nhóm nghiên cứu phát hiện vi rút từ vị trí này có thể sinh sôi nhanh chóng trong đĩa Petri (dụng cụ nuôi cấy tế bào). Vài mẫu máu cũng dương tính.
Nhìn chung 30% số lợn trong thí nghiệm mắc bệnh ở mức độ khác nhau, thậm chí không triệu chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy giới chuyên gia cần phải tìm hiểu rõ hơn về vai trò của động vật trong việc duy trì và lây lan vi rútSARS-CoV-2.
Thời gian qua đã có nhiều nhà máy thịt trở thành điểm bùng phát COVID-19, làm dấy lên lo ngại thịt động vật là trung gian truyền bệnh. Một số nghiên cứu phát hiện phát hiện vi rútSARS-CoV-2 trên da lợnvẫn có khả năng lây nhiễm trong ít nhất 2 tuần ở nhiệt độ 4 độ C vàtrong 4 ngày ở 25 độ C; khả năng lây nhiễm của vi rút trên cá hồi đông lạnh ởnhiệt độ 4 độ C lên tới 8 ngày.
Cẩm Bình (theo SCMP)